Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Sẵn sàng đánh chặn

Nhận định của Andrey Koshkin được đưa ra sau khi các nhà lập pháp Mỹ cuối cùng đã thông qua dự luật cho phép thêm một gói quân sự trị giá hàng triệu đô la nữa cho Ukraine, trong đó có tên lửa tầm xa của ATACMS.

Chuyên gia Nga cho biết tên lửa ATACMS tầm xa có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 300 km mà Mỹ quyết định cung cấp cho Ukraine sẽ không giúp Kiev thay đổi tình hình trên chiến trường theo hướng có lợi.

"Kiev cần tích cực nói về những chuyến hàng vũ khí này trên các phương tiện truyền thông và khoe khoang về những thành tựu có thể đạt được nhằm mục đích tuyên truyền. Nhưng những tên lửa này sẽ không giúp thay đổi tình hình ở tiền tuyến vì hai lý do đơn giản.

Thứ nhất, loại tên lửa này không có nhiều và công nghệ này phức tạp một cách bất thường đối với lực lượng Ukraine nên quân đội Ukraine sẽ không thể sử dụng chúng rộng rãi.

Thứ hai, vẫn còn phải xem liệu những cuộc tấn công lẻ tẻ này có vượt qua được hệ thống phòng thủ của Nga hay không. Vì vậy, có quá nhiều điểm yếu để những tên lửa này có thể được sử dụng một cách thành công", ông Koshkin nhận xét.

Theo ông, tên lửa có thể sẽ được sử dụng cho các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, bất chấp việc Mỹ kiên quyết yêu cầu Ukraine kiềm chế tiến hành các cuộc tấn công như vậy.

Ông cũng nhận xét rằng, trong khi chính quyền ở Kiev đã công bố kế hoạch tấn công Bán đảo Crimea và cây cầu bắc qua eo biển Kerch, các lực lượng Nga đã thể hiện khả năng đánh chặn những tên lửa như vậy.

"Chúng tôi luôn có các hệ thống phòng không Buk-M2, Buk-M3, S-300 S-400 cùng nhiều hệ thống đánh chặn xuất sắc khác có khả năng đối phó rất hiệu quả với những tên lửa kiểu này", chuyên gia Nga nhấn mạnh.

Sau nhiều tháng tranh luận căng thẳng tại quốc hội, các nhà lập pháp Mỹ cuối cùng đã thông qua gói quân sự mới cho Ukraine trong tuần này.

Mặc dù động thái này báo trước một làn sóng vũ khí và đạn dược mới cho Kiev, nhưng vẫn chưa rõ nó có thể giúp quân đội Ukraine giải quyết tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng như thế nào mà nước này hiện đang phải đối mặt.

Canh bạc nguy hiểm

Theo Titus Peachey, thành viên Ban Chỉ đạo Liên minh Bom chùm Mỹ, Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định gửi tên lửa ATACMS cùng với đầu đạn chùm cho Ukraine bất chấp những đau khổ lâu dài của con người do những loại vũ khí bừa bãi này gây ra.

Peachey thừa nhận rằng việc triển khai bom chùm vi phạm luật nhân đạo quốc tế vì chúng không thể phân biệt giữa mục tiêu quân sự và dân thường. Ông mô tả thêm về sự nguy hiểm của việc sử dụng chúng.

Các chuyên gia của tổ chức phi chính phủ GLOBSEC có trụ sở tại Slovakia, kết hợp với Bộ Ngoại giao Ukraine, đã xác định rằng gần 30% diện tích đất đai của Ukraine bị tàn phá bởi bom mìn và vật liệu chưa nổ.

Điều này đã biến đổi một cách bi thảm những khu vực từng thịnh vượng thành những khu vực đáng sợ và nguy hiểm.

"Thứ nhất, chúng khó nhắm mục tiêu chính xác, tạo ra mối nguy hiểm cực lớn trên diện rộng, thường bao gồm cả dân thường. Thứ hai, nhiều quả không phát nổ khi va chạm mà tồn tại dai dẳng theo thời gian, gây thương tích và lấy mạng bất cứ ai va chạm dù sau khi chiến tranh kết thúc hàng chục năm", chuyên gia nói.

Peachey nói rõ rằng bom chùm do ATACMS mang phóng rất nguy hiểm đối với dân thường vì chúng nhỏ và mang theo 950 quả bom con trong đầu đạn. Chúng gây ra mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm đối với dân thường vì chúng có thể dễ dàng hòa nhập vào môi trường.

Ông nhấn mạnh rằng tên lửa ATACMS với đầu đạn chùm được chuyển tới Ukraine làm tăng rất nhiều nguy cơ vật liệu chưa nổ, tạo ra mối nguy hiểm lâu dài. Vì vậy, tiếp nhận và sử dụng ATACMS được coi là 'canh bạc với mạng sống thường dân' của Kiev.

Clip pháo tự hành Msta-S Nga phá hủy xe thiết giáp Mỹ chuyển cho Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ