Cách các đồng minh của Mỹ chuẩn bị khả năng ông Trump thắng cử

GD&TĐ - Các đồng minh của Mỹ đang thực hiện các bước để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích của họ trong trường hợp ông Trump trở lại nắm quyền.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo các cuộc thăm dò dư luận gần đây ở các bang xung đột, ông Trump có khả năng trở lại nắm quyền tổng thống trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Các nước đồng minh của Mỹ muốn tránh gáo nước lạnh mà chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump giáng xuống họ lần trước, gồm chiến tranh thương mại, sự rung chuyển của các liên minh an ninh, đàn áp nhập cư và rút khỏi hiệp định khí hậu toàn cầu.

Hãng thông tấn Reuters đã nói chuyện với các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ ở 5 châu lục về việc chuẩn bị cho kịch bản Trump 2.0.

Reuters đã tiết lộ các cuộc thảo luận của Mexico về một bộ trưởng ngoại giao mới có hiểu biết về ông Trump, vai trò của đặc phái viên Australia trong việc gấp rút bảo vệ một thỏa thuận tàu ngầm và các cuộc đàm phán của một quan chức Đức với các thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa.

Một số nhà lãnh đạo nước ngoài đã liên lạc trực tiếp với ông Trump bất chấp nguy cơ khiến Tổng thống Joe Biden khó chịu.

Thái tử Ả rập Saudi gần đây gọi điện cho ông Trump, theo một nguồn tin am hiểu cuộc trò chuyện. Trong khi đó, thủ tướng Hungary và tổng thống Ba Lan đã gặp trực tiếp ông trong những tuần gần đây.

Ngoại trưởng Anh David Cameron cũng đã hội đàm với ông Trump trong tháng này tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida. Sau đó, ông nói với phóng viên rằng cuộc gặp của ông là một bữa tối riêng tư, nơi họ thảo luận về Ukraine, cuộc chiến Israel ở Gaza và tương lai của NATO.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói với Reuters rằng các sự kiện như cuộc họp do ông Cameron tổ chức không phải là hiếm.

Bà từ chối trả lời các câu hỏi về cuộc gặp của ông Trump với ông Orban hay cuộc gọi từ Saudi vốn được New York Times đưa tin lần đầu.

Văn phòng truyền thông của chính phủ Saudi và chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng không trả lời yêu cầu bình luận về cuộc gọi đó.

Chiến dịch tranh cử trên cho biết ông Trump đã thảo luận các vấn đề an ninh với từng nhà lãnh đạo châu Âu, gồm đề xuất của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda rằng các thành viên NATO chi ít nhất 3% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng. Hiện tại, họ đặt mục tiêu chi 2%.

Jeremi Suri, nhà sử học về tổng thống tại Đại học Texas, cho biết các cuộc gặp giữa ứng cử viên và các nhà ngoại giao là bình thường. Tuy nhiên, ông cho rằng cuộc gặp của ông Trump với Thủ tướng Hungary Orban và cuộc điện đàm với Thái tử Mohammed Bin Salman của Ả Rập Saudi là bất thường.

Cố vấn Brian Hughes của ông Trump cho biết, các cuộc gặp và cuộc điện đàm từ các nhà lãnh đạo thế giới phản ánh sự thừa nhận về những gì người ta đã biết ở nước Mỹ. Khi Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ, thế giới sẽ an toàn hơn và nước Mỹ sẽ thịnh vượng hơn.

Người phát ngôn chiến dịch tranh cử Karoline Leavitt của ông Trump nói rằng: “Các đồng minh của Mỹ đang nóng lòng hy vọng rằng ông Trump sẽ tái đắc cử”.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.