IEA kêu gọi Chủ nhật không ô tô khi Nga tấn công Ukraine, gây khủng hoảng năng lượng

GD&TĐ - Chủ nhật không có ô tô ở các thành phố, làm việc ở nhà tối đa 3 ngày 1 tuần, dùng phương tiện giao thông công cộng… nằm trong số các khuyến nghị của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đối với thế giới.

IEA khuyến nghị "Chủ nhật không ô tô".
IEA khuyến nghị "Chủ nhật không ô tô".

Kế hoạch hành động 10 điểm trên nhằm mục đích cắt giảm tiêu thụ dầu “trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang xuất hiện do Nga tấn công Ukraine”.

Theo ước tính của IEA, nếu được thực hiện trên toàn cầu, những hành động mà họ đề xuất trên đây có thể giúp giảm tiêu thụ dầu 2,7 triệu thùng mỗi ngày trong vòng 4 tháng, tương đương hơn một nửa lượng xuất khẩu của Nga. Ước tính thế giới tiêu thụ gần 100 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Trong số các biện pháp cần được thực hiện ngay lập tức, đặc biệt là các quốc gia phát triển, là giảm tốc độ giới hạn trên đường cao tốc ít nhất 10km/h. Kết hợp với sáng kiến có tên “Chủ nhật không ô tô”, khoảng 380.000 thùng dầu có thể được tiết kiệm mỗi ngày – theo cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu.

“Chủ nhật không ô tô” không phải là điều mới mẻ vì các biện pháp tương tự đã được đưa ra ở các nước như Thụy Sĩ, Hà Lan và Tây Đức vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Thêm vào đó là sự sụt giảm tiêu thụ dầu mỗi ngày, các tác động phụ của “Chủ nhật không ô tô” sẽ bao gồm không khí sạch hơn, giảm ô nhiễm tiếng ồn và cải thiện an toàn đường bộ.

Trên hết, IEA khuyến nghị nếu có thể, mọi người nên làm việc tối đa 3 ngày mỗi tuần. Một số điều khác mà các chính phủ nên giới thiệu là các dùng phương tiện công cộng rẻ hơn và khuyến khích mua xe đạp.

Trong kế hoạch của mình, IEA chỉ ra rằng bên cạnh việc giảm thiểu “nỗi đau về giá mà người tiêu dùng trên toàn thế giới đang phải gánh chịu”, các biện pháp được đề xuất cũng có thể giúp “làm giảm doanh thu hydrocarbon của Nga và giúp thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ theo hướng bền vững hơn.

Tài liệu của IEA kết luận rằng việc giảm tiêu thụ dầu không chỉ là một cú hích trong thời gian ngắn vì nó rất quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Sau ngày 24/2, khi quân đội Nga tấn công Ukraine, giá dầu đã tăng vọt lên gần 140 USD/ thùng – mức chưa từng thấy kể từ năm 2008.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ