Huyện biên giới giúp dân thoát nghèo thông qua đào tạo nghề

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững xã Đăk Ang của huyện biên giới Ngọc Hồi chú trọng việc đào tạo nghề.

Để người dân có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo xã Đăk Ang lấy việc đào tạo nghề nông nghiệp làm trọng tâm.
Để người dân có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo xã Đăk Ang lấy việc đào tạo nghề nông nghiệp làm trọng tâm.

Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất

Xã Đăk Ang là xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Xã với 6 thôn, gồm 1.142 hộ, trong đó trên 96% là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ, nhận thức của người dân ít nhiều còn hạn chế, tập quán sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu. Để người dân có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo xã Đăk Ang lấy việc đào tạo nghề nông nghiệp làm trọng tâm.

Ông A Phin (thôn Đăk Giá 1, xã Đăk Ang) cho hay, trước kia 1.000 gốc cà phê được trồng trên diện tích 1ha của gia đình thường xuyên bị sâu bệnh gây hại. Do đó, đến vụ thu hoạch năng suất và chất lượng không cao.

Mong muốn ổn định cuộc sống và có nguồn thu nhập tốt, năm 2020 ông tham gia lớp đào tạo nghề nông nghiệp. Tại đây ông được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, khắc phục tình trạng sâu bệnh hại trên cây trồng. Nhờ áp dụng khoa học – kỹ thuật cây cà phê của gia đình dần dần sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

“Tôi rất vui khi được tạo điều kiện học tập về khoa học – kỹ thuật tiên tiến. Sau khi tham gia tôi áp dụng kiến thức đã học vào trồng trọt và bước đầu mang lại những hiệu quả. Hai năm gần đây, tôi thu nhập được khoảng 65 triệu đồng/năm, tăng gấp đôi so với trước kia. Dự kiến, cuối năm nay tôi sẽ mở rộng thêm 1ha đất để trồng 700 cây cà phê và xen canh cây ăn quả”, ông A Phin nói.

Tương tự, ông A Bring (thôn Long Dôn) nhờ áp dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, mỗi năm 2ha cây cà phê của gia đình cho thu nhập 150 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với trước đây.

Ông A Bring bảo rằng, gia đình trồng cà phê từ nhiều năm nay. Thế nhưng thiếu kỹ thuật nên cây trồng phát triển kém nên cho năng suất thấp. Năm 2020, sau khi tham gia lớp đào tạo nghề về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê, ông A Bring đã ứng dụng khoa học – kỹ thuật, tuân thủ quy trình sản xuất hữu cơ.

“Khi tham gia lớp đào tạo nghề, cán bộ giới thiệu cho chúng tôi nhiều kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với loại cây trồng, thổ nhưỡng. Trong quá trình sản xuất, chúng tôi còn được cán bộ quan tâm, hỗ trợ và thường xuyên kiểm tra để xử lý sự cố. Nhờ vậy, vườn cà phê của gia đình tôi phát triển tốt giúp cuộc sống ổn định”, ông A Bring bộc bạch.

Tổ chức đào tạo nghề

Vườn cà phê của gia đình ông A Phin phát triển tốt nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Vườn cà phê của gia đình ông A Phin phát triển tốt nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Ông A Thum – Phó chủ tịch UBND xã Đăk Ang cho biết, trong 5 năm qua, địa phương đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ngọc Hồi và các đơn vị liên quan tổ chức hơn 10 lớp đào tạo nghề cho gần 500 lượt lao động nông thôn.

Mỗi lớp đào tạo nghề diễn ra trong 3 tháng với nội dung về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… đối với cây cà phê, cao su, rau màu và các loại cây ăn quả. Qua đó, đã đạt được những hiệu quả nhất định, như: Phần lớn lao động nông thôn qua đào tạo đã nắm bắt và thực hiện đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Bên cạnh đó, bước đầu áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó thu nhập được cải thiện, dần ổn định cuộc sống.

Theo ông A Thum, hiện nay số hộ nghèo trên địa bàn xã là 251/1.142 hộ, chiếm tỷ lệ 21,98%. Còn thu nhập bình quân đầu người là 37,9 triệu đồng/người/năm.

Tuy nhiên, theo vị Phó chủ tịch UBND xã Đăk Ang, hiện nay kinh tế tại địa phương vẫn còn phát triển chậm, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ và tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa cao. Chính vì vậy, địa phương mong muốn huyện tiếp tục quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế. Đặc biệt, xã mong các cấp, ngành sẽ quan tâm, hỗ trợ, tổ chức thêm nhiều chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất cho người lao động.

Ông A Thum cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền để người dân tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề. Qua đó, người dân sẽ có được vốn kiến thức phù hợp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Đồng thời, xã sẽ thành lập các tổ hợp tác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: Mô hình cây ăn trái, VAC, cung cấp vật tư phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học… tạo điểm tựa cho người dân phát triển sản xuất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

BS.CKII Kiều Mạnh Hà - Chủ nhiệm Khoa Thần kinh - Bệnh viện Quân Y 7A (TPHCM) thăm khám cho bệnh nhân.

Người trẻ 'mong manh' trước căn bệnh ẩn

GD&TĐ - Theo thống kê của Hội Đột quỵ thế giới, năm 2022 có đến 16% người bị đột quỵ trong độ tuổi 15 - 49 (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới).
Phát hiện sớm virus rubella sẽ giảm thiểu được nguy cơ dị tật bẩm sinh với thai nhi.

Khay thử phát hiện nhanh virus rubella

GD&TĐ - Dù bệnh không nguy hiểm song phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng đối với thai nhi.