Học trực tuyến kích thích thị trường laptop, tablet tăng trưởng mạnh

GD&TĐ - Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương triển khai việc dạy và học trực tuyến. Nhu cầu mua sắm thiết bị công nghệ phục vụ học tập tăng cũng kéo theo thị trường công nghệ “trỗi dậy” khá mạnh mẽ.

“Đau đầu” tìm thiết bị học trực tuyến

Chị Hoàng Hương Giang (xã Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ gia đình chị có 2 con (con gái lớn học lớp 7, con trai út học lớp 3), do dịch bệnh nên cả 2 người con của chị Giang đều phải học online tại nhà kéo theo việc “bất khả kháng” là vợ chồng chị phải mua thêm thiết bị để 2 con học trực tuyến.

“Gia đình tôi có 2 máy điện thoại để vợ chồng liên lạc, trao đổi công việc. Thời điểm trước Hà Nội thực hiện giãn cách, không đi làm được thì các con sẽ dùng điện thoại của bố mẹ để học trực tuyến. Tuy nhiên, kể từ khi thành phố nới lỏng giãn cách, đồng nghĩa gia đình tôi phải chi thêm 1 khoản để mua thiết bị cho 2 con học trực tuyến”, chị Giang chia sẻ.

Chị Giang nói thêm, việc lựa chọn cho con thiết bị để phục vụ học tập cũng khiến vợ chồng chị “đau đầu”. Theo chị Giang, với những sản phẩm máy cũ hoặc giá rẻ chi phi thấp hơn nhưng lại sợ kết nối không đảm bảo, hình ảnh không ổn định để các con học tập, đặc biệt là pin thiết bị kém, vừa sạc vừa học dễ xảy ra các tình huống nguy hiểm ngoài ý muốn. Trong khi đó, nếu mua các sản phẩm máy mới, tầm trung…thì chi phí lên cao, điều kiện gia đình không cho phép.

Nhiều phụ huynh “đau đầu” tìm thiết bị học trực tuyến cho trẻ. Ảnh minh hoạ.
Nhiều phụ huynh “đau đầu” tìm thiết bị học trực tuyến cho trẻ. Ảnh minh hoạ.

“Sau này, nếu dịch diễn biến theo chiều hướng tích cực, các con được đến trường thì nghiễm nhiên gia đình lại thừa ra 2 máy, rất uổng”, chị Giang nói thêm.

Cùng chung lo lắng với những vấn đề gặp phải như gia đình chị Giang, anh Nguyễn Công Đức (phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ thêm việc lo lắng con anh sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến mắt trong quá trình tiếp xúc thời gian dài với các thiết bị điện tử khi học trực tuyến.

“Gia đình tôi có 1 cháu năm nay học lớp 5. Từ nhiều tháng nay, cháu cũng học tập trực tuyến lên tiếp xúc với điện thoại rất nhiều thời gian. Gần đây, tôi thấy cháu hay nói bị mỏi mắt nên cũng rất lo lắng. Trong thời điểm dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như này, vợ chồng tôi đang dự định mua thêm một thiết bị chống chói, chống cận cho để đảm bảo việc học cho cháu nhưng vẫn đang băn khoăn vì không rành về các mặt hàng công nghệ”.

Laptop, tablet giá rẻ "lên ngôi"

Theo ghi nhận của PV báo Giáo dục và Thời đại, mặc dù đã “giảm nhiệt” so với thời điểm nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 nhưng thị trường các thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu dạy và học trực tuyến vẫn rất sôi động.

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, nhiều điểm bán lẻ thiết bị công nghệ đưa ra nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn như hỗ trợ lắp đặt, vận chuyển; giảm giá sản phẩm kèm thêm nhiều quà tặng hấp dẫn cũng như chính sách đổi máy cũ lấy máy mới…để kích cầu kinh doanh.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS cho biết hiện tại nhu cầu mua sắm các thiết bị phục vụ việc học trực tuyến như tablet (máy tính bảng), laptop… đã có giảm nhiệt so với đợt cao điểm đầu năm học mới (các tháng 10/11 năm 2021) tuy nhiên, sức mua vẫn ở mức cao, gần 2 lần so với trung bình các tháng bình thường. Bên cạnh đó, thị trường smartphone (điện thoại thông minh), đặc biệt là phân khúc trung và cao cấp vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn.

“Hiện tại các mặt hàng phân khúc 10 - 15 triệu vẫn đang có mức tiêu thụ tốt nhất, giá cả và nguồn cung ứng hàng hóa cũng đã được ổn định hơn, hiện tại phân khúc từ 10 - 15 triệu đang chiếm 30% lượng bán ra tại CellphoneS”, ông Huy thông tin.

Trước băn khoăn của nhiều phụ huynh về việc mua thiết bị để phục vụ việc học trực tuyến với nhiều gia đình đôi khi vượt quá khả năng kinh tế và định hướng vào những thiết bị với giá cả phải chăng, nhưng phải đảm bảo nhu cầu học tập, ông Huy cho biết, hiện tại khách hàng lựa chọn tablet, laptop cho con em học tập được chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1, hướng đến lựa chọn các sản phẩm tầm trung hoặc cao cấp. Ngoài phục vụ mục đích học tập trong thời gian trước mắt thì sử dụng làm công cụ giải trí cho cả gia đình, hoặc sử dụng làm thiết bị làm việc cho bố mẹ tại nhà. Các sản phẩm được lựa chọn phổ biến từ phân khúc giá từ 7 - 15 triệu đồng, cá biệt có thể lên đến 20 triệu đồng. Ở nhóm này, các sản phẩm có mức tiêu thụ tốt như: Ipad 10.2 (9-10 triệu), Ipad Air (16 triệu), Macbook Air (25 triệu)…

Nhóm 2, hướng đến lựa chọn các sản phẩm có giá tốt, đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của trẻ nhỏ, khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm tablet tầm thấp trung giá từ 3-7triệu đồng. Ở nhóm này, các sản phẩm có mức tiêu thụ tốt như: Máy tính bảng Alcatel (3 triệu), Máy tính bảng Sam Sung Galxytab A7 lite (4,5 triệu), điện thoại Xiaomi Redmi 10 (4 triệu)…

“Lựa chọn thuộc nhóm 2 tuy có một số hạn chế như màn hình bé hơn, độ phân giải sắc nét của màn hình cũng thấp hơn so với lựa chọn ở nhóm 1 nhưng có chi phí rất dễ chịu và phần đông khách hàng đều có thể tiếp cận”, ông Huy chia sẻ.

Khách hàng mua sắm các thiết bị công nghệ tại các cửa hàng của CellphoneS sẽ nhận được nhiều hỗ trợ, ưu đãi.
Khách hàng mua sắm các thiết bị công nghệ tại các cửa hàng của CellphoneS sẽ nhận được nhiều hỗ trợ, ưu đãi. 

Nhiều hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch

Để hỗ trợ khách hàng trong thời điểm dịch bệnh, đại diện CellphoneS cho biết đơn vị có nhiều chính sách, ưu đãi khi mua các sản phẩm công nghệ tại đây. Cụ thể, CellphoneS sẽ giảm giá toàn bộ các mẫu laptop so với giá niêm yết của hãng. Trong đó, có nhiều mẫu laptop ưu đãi giá tới 7 triệu đồng.

Bên cạnh đó, CellphoneS cũng áp dụng chính sách trả góp 0% qua thẻ tín dụng hay các công ty tài chính, dễ dàng hơn cho phụ huynh học sinh, sinh viên mua sắm cho con em mình. CellphoneS cũng miễn phí giao hàng với laptop cho khách hàng trên toàn quốc, đặc biệt hỗ trợ giao nhanh 2 giờ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để kịp thời phục vụ nhu cầu tại nhà của khách hàng. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ phân phối các phần mềm chính hãng như Office với giá ưu đãi 300.000 đồng khi mua kèm laptop.

Đối với khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến, CellphoneS sẽ bố trí nhân viên gọi tư vấn, sau đó thực hiện video call cùng khách để khách nhìn sản phẩm trực tiếp và kiểm tra trước khi giao hàng. Khi nhận hàng khách sẽ được đồng kiểm, kiểm tra hàng trước khi ký nhận.

Theo ông Huy, năm 2021, 2022 các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ công nghệ gặp  nhiều khó khăn trong các tháng các thành phố lớn thực hiện giãn cách kéo dài 2 - 3 tháng liên tiếp do không thể mở cửa hàng để kinh doanh, việc giao hàng online cũng hạn chế do mặt hàng công nghệ không thuộc hàng thiết yếu.

Tuy nhiên, sau khi mở cửa, nhu cầu dồn nén đã bung mạnh mà tạo ra doanh số đột biến cho các mặt hàng công nghệ . Đặc biệt do nhu cầu học tập, làm việc tại nhà và thời gian ở nhà kéo dài, các mặt hàng như laptop - máy tính - các thiết bị nhà thông minh, thiết bị mạng… đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong nhiều năm trở lại đây .

Nắm bắt được thời cơ này, CellphoneS đã mở rộng ngành hàng sang các thiết bị này từ năm 2021, nên khi thị trường tăng mạnh thì cũng là cơ hội tăng doanh số cho hệ thống. Do vậy bên cạnh những khó khăn thách thức, CellphoneS cũng tìm thấy cơ hội để mở rộng khi mặt bằng bán lẻ đang ở giai đoạn khủng hoảng thừa và nhu cầu thị trường tăng trở lại .

Bên cạnh những thời cơ, CellphoneS cũng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh là chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn cầu bị đứt gãy dẫn tới sự khan hiếm và xu hướng tăng giá nhiều mặt hàng. Điều này dự kiến còn kéo dài qua tới cuối năm 2022, do vậy việc lên kế hoạch và làm việc chặt chẽ với các hãng, nhà phân phối để đảm bảo nguồn cung cũng là điều quan trọng đối với đơn vị thời điểm hiện tại.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ