Hành trang tâm lý trước cửa phòng thi

GD&TĐ - Chuẩn bị rất kĩ lưỡng cho kì thi đại học nhưng không ít sĩ tử bất ngờ ngã ngựa phút chót bởi những lí do không đáng có….

Hành trang tâm lý trước cửa phòng thi
Đi thi ăn gì?   

Không ít những bạn tin vào dị đoan đi thi thường cử ăn chuối, phải ăn chè đậu. Nhưng cũng có các bạn không kiên kị gì thì bạn thích ăn trứng vẫn ăn trứng trước khi đi thi và đương nhiên… chuyện đỗ đạt dựa vào thực lực chứ chuyện ăn trứng hay đậu chẳng ảnh hưởng gì. Nếu có chăng là bạn kĩ lưỡng chuyện ăn uống để khi vào phòng thi bất ngờ bị Tào Tháo rượt thì coi như thua ngay giờ khai cuộc.

Nhìn chung dù có kiêng kị hay không các bạn chỉ cần tạo cảm giác thoải mái nhất khi đi thi là được. Không trừ việc đốt nén nhang ông bà tổ tiên phù hộ con cháu mình nữa nhé. Chỉ cần bạn thấy yên tâm và bình tĩnh, bạn có thể làm mọi thứ.

Nghĩ gì trước khi thi?

Đi khi thì ai cũng căng thẳng. Không chỉ sĩ tử mà cả nhà người nhà cũng căng thẳng theo. Vậy cách để tránh căng thẳng là gì? Câu trả lời đó là đừng nhắc đến việc…căng thẳng. Nhất là đối với các bậc phụ huynh thường muốn con mình thư giãn nhưng lại vô tình làm con mình căng thẳng hơn.

Việc nhắc nhở: “Con ơi đừng căng thẳng” thì y như rằng việc căng thẳng đang xuất hiện trong đầu sĩ tử của mình. Cũng giống như việc bạn nghe một câu nói: “Đừng nhớ tới hình ảnh con voi hồng” thì chắc chắn trong đầu bạn đang hiện lên hình ảnh con voi màu hồng ngay. Vậy nên cách đơn giản để sĩ tử mình đừng căng thẳng là đừng nhắc đến nó nhé.

Cứ xem như hôm ấy là một ngày bình thương như bao ngày khác. Sĩ tử đừng đòi hỏi nhiều quá ở ngày hôm ấy khiến mình áp lực hơn. Hôm đi thi cứ nói ba mẹ mọi việc vẫn diễn ra bình thường. 

Hành động bất chợt chuẩn bị bữa ăn sáng hoành tráng hay đưa rước rồi chờ tận cổng trường có thể khiến các bạn thêm áp lực đấy nhé. 

Nên để phụ huynh đưa đến hội đồng thi an toàn và để tạo cảm giác yên tâm nhưng đừng hành động quá mức bình thường sẽ rất dễ khiến teen rơi vào trạng thái “bấn loạn” bởi sự chăm sóc của gia đình.

Vào đến hội đồng thi thì có một số bạn có tâm lý lo lắng nên lấy tài liệu ra coi lại hòng “vớt vác” được chữ nào hay chữ ấy. Nhưng suy nghĩ ấy là hoàn toàn sai nhé.

Việc coi bài lúc ấy sẽ dẫn đến kết quả hoặc là bạn chỉ nhớ những cái bạn vừa coi và quên hết kiến thức đã học. Hoặc là bạn quên hết những kiến thức bạn vừa coi. 

Vì vậy hãy tạo một tâm lý thật thoải mái để bước vào phòng thi. Bình tĩnh và tự tin là bạn đã cầm được một nửa vé vào ngôi trường đại học mơ ước rồi.

Khi cầm bút lên làm bài thi thì những sĩ tử nhà mình đừng nên dừng quá lâu ở một câu nhé. Khi không làm được câu nào đó thì đừng hốt hoảng mà phải nghĩ là nếu mình làm không được thì chắc gì người khác đã làm được.

Nghĩ như vậy bạn sẽ bình tĩnh và tự tin hơn để bước qua các câu tiếp theo. Đối với các môn trắc nghiệm nếu “bí” câu nào thì nên cân nhắc giữa việc loại trừ đáp án, hay tìm ra đáp án bằng phương pháp phản đề tức thế đáp án lên đề.

Nếu “vô phường cứu chữa” thì phải nhớ đến việc đáp án đại học thường rất tròn và đẹp nhé, nếu không còn sự lựa chọn nào thì đành “đánh xác xuất” vào đáp án nào bạn thấy “đẹp” nhất.

Chuẩn bị tâm lý cho mọi trường hợp

Các bạn vẫn nghe đi nghe lại đến quen thuộc câu nói Đại học không phải là con đường duy nhất. Thế nhưng thiết nghĩ đến thời điểm hiện tại thì đại học vẫn là cánh cửa lớn nhất của bạn.

“Học tài thi phận” chuyện thi đại học cũng có phần nào hên xui may rủi ở đó. Nếu bạn đạt kết quả không cao, đừng vội buồn hay thất vọng. 

Nếu không vào đúng nguyện vọng 1 của mình, bạn hoàn toàn có thể xét vào các trường đại học khác, và bạn vẫn đậu đại học. Nếu kiên trì với ước mơ của mình, hãy mạnh dạn dành thời gian trang bị kiến thức của mình vững hơn.

Tôi cũng từng bước qua kì thi đại học. Khi tôi thi, tôi luôn đặt mục tiêu cho mình là không thất bại. Và tôi đã làm được.

Và bây giờ tôi nhìn lại những người bạn của tôi rồi ngẫm nghĩ. Thất bại trong kì thi đại học cũng chẳng sao, nhưng bạn không được phép gục ngã mãi. Đừng nghĩ khi bạn không vào được đại học bạn sẽ bị mọi người cười chê.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.