Tái khởi động chương trình giáo dục song ngữ dành cho học sinh dân tộc

GD&TĐ - Sáng nay 16/12 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT và UNICEF Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về tái khởi động Chương trình Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (dành cho trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội nghị.

Tham dự có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh; bà Simon, Quyền trưởng đại diện UNICEF Việt Nam và đại diện lãnh đạo Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội; lãnh đạo và chuyên gia giáo dục của các tổ chức WB, VVOB, Plan, Save the Children; cùng lãnh đạo và chuyên viên 42 Sở GD&ĐT trên cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó 53 dân tộc ít người được coi là dân tộc thiểu số. Tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, Đảng, Nhà nước những năm qua và trong giai đoạn tới luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với trẻ em người DTTS.

Phát biểu của đại diện đại diện UNICEF Việt Nam
Phát biểu của đại diện đại diện UNICEF Việt Nam

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Chính phủ về Phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 đã tạo nên diện mạo mới đối với GDMN. Chính phủ cũng quan tâm đến nâng cao chất lượng GDMN vùng DTTS bằng đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS, nhằm hỗ trợ giảm bớt rào cản ngôn ngữ khi trẻ đến trường.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (GDSNTCSTMĐ) là một phương pháp tiếp cận giáo dục dựa trên cơ sở khoa học giáo dục. Phương pháp tiếp cận này đã được UNICEF hỗ trợ về kĩ thuật và tài chính để thực hiện thử nghiệm đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi và học sinh tiểu học dân tộc Mông, Jrai và Khmer (giai đoạn 2008 - 2015) ở 3 tỉnh thí điểm Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh (An Giang tự thực hiện).

Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại các điểm cầu trên cả nước
Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại các điểm cầu trên cả nước

GDSNTCSTMĐ tiếp tục được các địa phương nhân rộng với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai (2010 - 2020); với trẻ mẫu giáo và học tiểu học dân tộc Khmer ở An Giang. Kết quả giáo dục ở giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn nhân rộng đã khẳng định tính phù hợp và khả thi của GDSNTCSTMĐ đối với những dân tộc thiểu số có đủ điều kiện để thực hiện

Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận đã đánh giá đúng vai trò, hiệu quả của giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn mới. Trong đó tập trung thảo luận những vấn đề: Ưu điểm, tác dụng của GDSNTCSTMĐ đối với trẻ em người DTTS; Công tác triển khai tại các địa phương, sáng kiến kinh nghiệm, khó khăn vướng mắc; Giải pháp thực hiện tốt chương trình; đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện.

Trên cơ sở ý kiến đánh giá của các chuyên gia giáo dục và các địa phương, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, tiếp thu để ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ và chuẩn bị tốt nhất cho trẻ em người DTTS tham gia Chương trình GDMN và sẵn sàng vào học chương trình lớp 1 tiểu học, giảm thiểu khó khăn đối với trẻ DTTS và góp phần duy trì, bảo tồn ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS. - Thứ trưởng Ngô Thị Minh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tranh biện giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt và tư duy logic. Ảnh: INT

Bí quyết dạy trẻ tranh biện hiệu quả

GD&TĐ - Để có thể sở hữu kỹ năng tranh biện, trẻ cần lưu ý tới một số yếu tố như lựa chọn chủ đề, đưa ra lập luận vững chắc, lý lẽ thuyết phục...