Gia tăng dữ liệu từ vũ trụ

GD&TĐ - Trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, thị trường dữ liệu vũ trụ tiếp tục gia tăng, mỗi năm khoảng gần 10%.

Nhu cầu dữ liệu từ vệ tinh là rất lớn
Nhu cầu dữ liệu từ vệ tinh là rất lớn

Ngành công nghiệp vệ tinh và công nghiệp vũ trụ đang phát triển mạnh. Các dữ liệu từ vệ tinh là yếu tố cần thiết để phát triển nhiều công nghệ và kích thích sáng chế thương mại.

Theo Báo cáo của Công ty tư vấn công nghệ truyền thông qua vệ tinh Euroconsult (Pháp), chỉ số phát triển của lĩnh vực dịch vụ dựa trên ảnh vệ tinh trong 10 năm tới sẽ là trên 9%/năm.

Các công nghệ sử dụng dữ liệu chính xác và thực tế từ vệ tinh đang rất thịnh hành. Những công nghệ này được ứng dụng trong các ngành năng lượng và xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, vận tải biển, hậu cần, bảo hiểm… Các khu vực quan tâm chủ yếu là hình ảnh vệ tinh và phân tích dữ liệu. Công ty Euroconsult dự đoán, năm 2028 giá trị toàn cầu của thị trường dữ liệu vũ trụ sẽ là 12,1 tỷ USD.

“Chúng tôi tin rằng, nhu cầu ảnh vệ tinh Trái đất sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực quốc phòng và các dự án thương mại mới. Trên thị trường sẽ xuất hiện các nhà điều hành hệ thống vệ tinh mới, với các giải pháp ít tốn kém, thu hút khách hàng bởi các bức ảnh vệ tinh độ phân giải cao.

Đồng thời, chúng tôi dự đoán rằng, một phần doanh thu từ phân khúc thị trường này có xuất phát từ thị trường ảnh vệ tinh độ phân giải thấp hơn, do các vệ tinh truyền thống cung cấp” – ông Alexis Conte, chuyên viên tư vấn cấp cao của Euroconsult, cho biết như vậy.

Trong thập niên tới đây, các dự án chính phủ và ở bậc thấp hơn sẽ thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu vệ tinh. Từng quốc gia đơn lẻ sẽ đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực dữ liệu vệ tinh để cải thiện tri thức về Trái đất và biến đổi khí hậu.

Việc theo dõi Trái đất nhằm bảo vệ môi trường cũng thúc đẩy việc sử dụng ảnh vệ tinh. Các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ ngày càng cố gắng đầu tư để chống nóng lên toàn cầu. Ngoài việc cung cấp các báo cáo chính xác về tình trạng sức khỏe của Trái đất, ảnh vệ tinh còn giúp hiểu rõ hơn về các quá trình thoái hóa môi trường và giúp tìm các giải pháp để ngăn chặn những quá trình đó.

Thị trường ảnh vệ tinh cũng được ngành thương mại quan tâm. Ngày càng có nhiều công ty phân tích thị trường sử dụng ảnh vệ tinh. “Các dữ liệu từ vũ trụ cung cấp khả năng phân tích vô cùng lớn, được sử dụng trong các quá trình mang tính quyết định của các công ty.

Các bức ảnh vệ tinh, cùng với phân tích dữ liệu và phân tích địa lý - không gian, ngày càng được quan tâm, chẳng hạn, để theo dõi các nguồn tài nguyên khác nhau hay để lập các dự án đầu tư. Trong kinh doanh, kiến thức là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, thị trường dịch vụ phân tích dựa trên các dữ liệu từ vệ tinh chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ” – ông Maciej Litewski, Giám đốc Marketing của Công ty Cung cấp dữ liệu vệ tinh CloudFerro (Ba Lan), cho biết như vậy.

Các phân tích dựa trên cơ sở các bức ảnh vệ tinh thường sử dụng các nguồn khác nhau; còn theo Báo cáo của Euroconsult, khả năng kinh doanh đối với dịch vụ dựa trên dữ liệu vũ trụ liên tục gia tăng. Ngày nay, mọi sự thay đổi trên địa bàn hầu như đều có thể phát hiện theo thời gian thực, còn thông tin được cung cấp với giá phù hợp.

Cơ quan nghiên cứu Nothern Sky Research (Mỹ), chuyên nghiên cứu thị trường vũ trụ và công nghiệp vệ tinh, vừa công bố dự báo liên quan đến sự phát triển các lĩnh vực này trong vòng 10 năm tới. Theo Nothern Sky Research, vào năm 2028, Bắc Mỹ sẽ chiếm 37% lợi nhuận từ dịch vụ dựa trên dữ liệu vệ tinh; châu Âu: 20%; châu Á: 22%.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.