Nếu các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu chấp thuận bản kế hoạch này, đây sẽ là lần đầu tiên các doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của EU.
Các công ty đề cập ở trên, cùng với một doanh nghiệp từ Hồng Kông, nằm trong số 21 thực thể mới được đưa vào tài liệu của Ủy ban châu Âu (EC), ấn phẩm Financial Times (FT) cho biết nhưng nói thêm họ không thể tiết lộ vào lúc này vì nguyên nhân pháp lý.
Khi EC đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với những công ty Trung Quốc đại lục vào năm 2023, họ đã phải lùi bước dưới áp lực từ các chính phủ EU do lo ngại tác động kinh tế nặng nề.
Ngoài ra các quan chức EU vào thời điểm đó cho biết, Bắc Kinh đã đảm bảo với họ rằng chính quyền nước này không hỗ trợ các hoạt động quân sự của Nga.
Theo gói biện pháp được đề xuất, mọi công ty châu Âu sẽ bị cấm giao dịch với những pháp nhân có tên trong danh sách, khi Brussels tăng cường nỗ lực ngăn chặn hành vi "lách" các hạn chế của mình, đặc biệt là việc cung cấp linh kiện điện tử có thể tái sử dụng để chế tạo các hệ thống vũ khí.
Tài liệu cho biết: “Cũng nên đưa vào danh sách này một số tổ chức khác ở các nước thứ ba đang gián tiếp hỗ trợ tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, bằng cách buôn bán những thành phần như vậy".
Châu Âu quyết tâm siết chặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga bằng cách cấm vận cả những doanh nghiệp nước ngoài có làm ăn với Moskva. |
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt đối với công ty Ấn Độ cũng đặc biệt nhạy cảm vì nước này là đồng minh của Mỹ và đang đàm phán một thỏa thuận thương mại với EU.
New Delhi đáp trả những lời chỉ trích bằng cách nói rằng Ấn Độ mua hợp pháp dầu giá rẻ của Nga, vốn đang bị trừng phạt và gửi các sản phẩm đã tinh chế của mình sang EU, giúp Liên minh châu Âu bình ổn thị trường năng lượng.
Trung Quốc và Ấn Độ giúp ích đắc lực cho kinh tế Nga bằng cách mua một lượng lớn dầu thô. |