Con đường tơ lụa trong bối cảnh xung đột nổi lên khắp nơi

GD&TĐ - Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc liệu có phát huy được ưu thế trong bối cảnh thế giới đầy biến động ngày nay?

Con đường tơ lụa trong bối cảnh xung đột nổi lên khắp nơi

Những cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Ukraine và Trung Đông, đã khiến chi phí hậu cần và giá lương thực tăng cao.

Theo ông Parag Khanna - nhà lý thuyết toàn cầu hóa người Mỹ gốc Ấn Độ và Giám đốc điều hành của Climate Alpha, giải pháp cho cuộc khủng hoảng có thể được tìm ra bằng cách tạo ra nhiều tuyến đường cung cấp hơn.

Bắc Kinh đã thấy trước tình trạng này từ nhiều năm qua, ông Khanna lưu ý trong bài báo của mình đăng trên tờ Foreign Policy.

Năm 2023, Trung Quốc kỷ niệm 10 năm khởi động Sáng kiến ​​Vành đai - Con đường, vốn được nhiều người coi là kế hoạch nhằm phá bỏ trật tự thế giới cũ của phương Tây.

Nhu cầu này trở nên rõ ràng vào năm 2021 khi con tàu container khổng lồ Ever Give mắc cạn ở Kênh đào Suez, khiến thương mại giữa châu Âu và châu Á bị đóng băng trong hai tuần giữa bối cảnh suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra.

Điều này khiến các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về việc đảm bảo nguồn cung cấp không bị gián đoạn, bất chấp mọi thảm họa có thể xảy ra trong tương lai.

Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc bao gồm cả tuyến đường trên bộ và trên biển.

Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc bao gồm cả tuyến đường trên bộ và trên biển.

Vào đầu năm 2021, khối lượng vận tải đường sắt xuyên Á - Âu đã tăng gấp đôi lên 1.000 chuyến tàu chở hàng mỗi tháng, đảm bảo độ tin cậy và đúng giờ cao hơn.

Việc tăng số lượng đường bộ và đường sắt xuyên lục địa Á - Âu cũng như các cảng dọc Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương là điều cần thiết để tạo ra những tuyến đường thay thế cho thương mại và hàng hóa toàn cầu.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 9 năm 2023 ở New Delhi, một hành lang kinh tế đa phương thức Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu trị giá 20 tỷ USD đã được đề xuất.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang thúc đẩy một hành lang thương mại tới Nga thông qua Iran, các nước vùng Vịnh do Ả Rập Saudi dẫn đầu cũng đang cố gắng để tạo tuyến đường nối Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Nhưng tất cả đều bị Washington nhìn nhận với thái độ thù địch. Tuy nhiên dù Hoa Kỳ có thích hay không thì mối liên hệ “châu Phi - châu Âu - châu Á” đang trở thành hiện thực khách quan.

Các quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương muốn toàn cầu hóa nhiều hơn chứ không phải ít đi. Trong khi những nước lớn có mối liên hệ chặt chẽ nhất với lục địa Âu - Á - Phi được hưởng lợi bằng cách buộc các quốc gia buôn bán phải sử dụng yếu tố địa lý của họ, thay vì của người khác.

Xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm khi kinh tế toàn cầu chao đảo.

Theo Foreign Policy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

 Chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển.

Ngôi chùa giữa lưng chừng mây

GD&TĐ - Mỗi độ tháng Giêng, hàng triệu Phật tử cùng du khách thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích (Can Lộc, Hà Tĩnh).

Giá lúa ở ĐBSCL những ngày giáp Tết giảm, khiến nông dân lo lắng. (Ảnh: Q.A)

Để nông dân trồng lúa có Tết

GD&TĐ - Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nhưng giá lúa giảm sâu khiến thu nhập bị ảnh hưởng.

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

GD&TĐ - Kyle Walker viết tâm thư chia tay đầy xúc động gửi tới người hâm mộ Man City sau khi hoàn tất vụ chuyển nhượng đến AC Milan.