Đức và Pháp hạ giọng sau vụ rò rỉ âm mưu tấn công cầu Crimea

GD&TĐ - Sau vụ Nga tiết lộ bản ghi âm về việc tấn công cầu Crimea, lãnh đạo Pháp và Đức vội vã tuyên bố phủ nhận việc đưa quân nhân tới tham chiến ở Ukraine.

Đức và Pháp hạ giọng sau vụ rò rỉ âm mưu tấn công cầu Crimea

Theo bài viết trên truyền thông Nga, các nhà lãnh đạo của các nước lớn nhất châu Âu là Đức và Pháp bắt đầu tuần làm việc bằng cách khắc phục những sai lầm trong phát ngôn của mình.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc trò chuyện với các nhà báo Séc đã phủ nhận ý định cử quân nhân tới Ukraine, sau khi vào hồi tuần trước ông còn cho biết, Paris có thể điều quân tới giúp đỡ chính quyền Kiev và kêu gọi các nước NATO cũng làm như thế.

Cải chính với truyền thông Séc, nhà lãnh đạo Pháp tuyên bố rằng, vấn đề về sự tham gia của lực lượng đặc biệt Pháp trong chiến sự vẫn mang tính chất thảo luận và không hàm ý định về một giải pháp nhanh chóng.

“Điều này không có nghĩa là chúng tôi đang xem xét gửi các đơn vị của Pháp đến Ukraine trong tương lai gần, mà là chúng tôi đang mở một cuộc thảo luận và suy nghĩ về mọi việc có thể làm để hỗ trợ Ukraine, đặc biệt là những hoạt động trên lãnh thổ Ukraine” - ông Macron nói với tờ Pravo của Séc.

Đến lượt mình, giới lãnh đạo Đức đã công bố quyết định chấm dứt vấn đề gửi tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay chiến đấu là Taurus Kepd 350 tới cho Lực lượng Không quân Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói với tờ The Guardian của Anh hôm 04/3 rằng, việc Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng những loại đạn phức hợp này sẽ cần có sự tham gia của các chuyên gia quân sự của Quân đội Đức (Bundeswehr) và các nhà lãnh đạo Berlin không muốn tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột với Nga.

“Bạn không thể bàn giao một hệ thống vũ khí có tầm bắn đáng kể và không nghĩ đến cách kiểm soát nó. Và nếu bạn cần sự kiểm soát như vậy, đồng nghĩa với sự lựa chọn duy nhất là phải có sự tham gia của binh sĩ Đức, thì phương án này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với tôi” - nhà lãnh đạo Chính phủ Đức tuyên bố rõ ràng về quyết định của ông.

Tờ The Guardian của Anh bình luận rằng, rất có thể việc rò rỉ đoạn ghi âm về cuộc trò chuyện giữa các sĩ quan Không quân của Bundeswehr về khả năng tấn công Cầu Crimea bằng tên lửa Taurus và phản ứng dữ đội của Nga sau đó đã ngăn cản sự xuất hiện của những loại đạn này và sự hiện diện của các quân nhân Đức và Pháp ở Ukraine.

Hôm 04/3, tờ báo Bild của Đức cho biết rằng, một tuần qua có thể là 7 ngày vô cùng mệt mỏi đối với giới chức lãnh đạo Berlin sau khi vấp phải những phản ứng dữ đội của Moscow và thậm chí là các đảng phái chính trị của Đức, sau khi đoạn băng ghi âm cuộc thảo luận được tình báo Nga công bố.

Tờ báo Đức cũng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân lãng xẹt có thể làm rò rỉ cuộc trò chuyện bí mật giữa các sĩ quan cấp cao của lực lượng không quân nước này.

Theo ấn phẩm, giới chức lãnh đạo của Bundeswehr không quan tâm đầy đủ đến những mật khẩu phức tạp để truy cập mạng của mình và cũng không thèm sử dụng các đường dây liên lạc bảo mật.

Đặc biệt, truyền thông đưa tin, cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Đức đã sử dụng tổ hợp vô cùng đơn giản là “1234” làm mật khẩu đăng nhập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.