Dòng tiền gửi rút khỏi thị trường Mỹ ở mức kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Tình trạng suy thoái kinh tế đi kèm yếu tố bất ổn từ thị trường khiến người dùng rút tiền khỏi các ngân hàng Mỹ một cách kỷ lục.

Khủng hoảng khiến lượng tiền rút khỏi các ngân hàng Mỹ ở mức kỷ lục từ năm 1984.
Khủng hoảng khiến lượng tiền rút khỏi các ngân hàng Mỹ ở mức kỷ lục từ năm 1984.

Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) cuối tháng 5 thông báo rằng, tổng số tiền gửi của các ngân hàng ở Mỹ đã giảm kỷ lục 2,5% trong quý đầu tiên của năm 2023.

Lượng tiền gửi rút ra được đánh giá là mức lớn nhất trong một quý kể từ khi FDIC thu thập dữ liệu vào năm 1964.

Theo báo cáo, các ngân hàng Mỹ đã mất 472 tỷ USD tiền gửi trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2023. Con số này đánh dấu quý thứ tư liên tiếp mà dòng tiền chảy ra khỏi các ngân hàng.

FDIC cho biết sự suy giảm chủ yếu là do các quỹ không được bảo hiểm, đồng thời lưu ý rằng tiền gửi được bảo hiểm thực tế đã tăng 255,1 tỷ USD, tương đương 2,5%, trong bối cảnh một số ngân hàng trong khu vực phá sản.

Ngân hàng Đệ nhất Cộng hòa, đã sụp đổ vào ngày 1 tháng 5, trở thành công ty cho vay thứ ba của Mỹ phá sản trong năm nay, sau Sillicon Valley Bank và Signature Bank.

FDIC cũng cho biết số ngân hàng trong “danh sách có vấn đề” đã tăng thêm 4 lên con số 43 ngân hàng.

Tài sản nắm giữ của các ngân hàng trong danh sách rủi ro này đã tăng lên 58 tỷ USD.

Ông Gruenberg cảnh báo rằng ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục đối mặt với những rủi ro khác do lạm phát, lãi suất tăng và áp lực kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bất động sản thương mại.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.