Gần một nửa người Mỹ lo độ an toàn của tiền gửi ngân hàng

GD&TĐ - 48% người Mỹ lo ngại về độ an toàn của tiền gửi ngân hàng của họ, theo một cuộc thăm dò của Gallup được công bố hôm 4/5.

Khách hàng chờ rút tiền từ Ngân hàng Thung lũng Silicon (Ảnh: Getty Images / Dai Sugano)
Khách hàng chờ rút tiền từ Ngân hàng Thung lũng Silicon (Ảnh: Getty Images / Dai Sugano)

Cuộc thăm dò trên được tiến hành một tháng sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature.

Đầu tuần này, First Republic Bank đã trở thành tổ chức tài chính lớn thứ 3 của Mỹ đóng cửa trong 3 tháng, làm dấy lên lo ngại về sự ổn định của ngành này.

Gần 1/5 (19%) trong số 1.013 người Mỹ được hỏi cho biết họ “rất lo lắng” về số phận tài chính của mình, trong khi 29% khác lo lắng “vừa phải”. Phe lớn nhất “không quá lo lắng” (30%) và 20% hoàn toàn không lo lắng.

Các số liệu này tương tự như báo cáo của Gallup năm 2008 sau sự sụp đổ của Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư được coi là “quá lớn để sụp đổ”. Sự sụp đổ của ngân hàng này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái.

Các đảng viên Đảng Cộng hòa có xu hướng bày tỏ lo ngại về sự an toàn đối với đồng tiền của họ, với 55% cho biết họ lo lắng, so với 51% chính trị gia độc lập và chỉ 36% đảng viên Đảng Dân chủ.

Những câu hỏi tương tự được đưa ra năm 2008 sau khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ dưới thời chính quyền George W. Bush của Đảng Cộng hòa. Khi đó các đảng viên Cộng hòa ít lo lắng hơn (34%) so với các đảng viên Dân chủ (55%) hoặc các chính trị gia độc lập (44%).

Những con số này đã thay đổi chỉ 3 tháng sau khi ông Barack Obama thuộc đảng Dân chủ được bầu làm tổng thống.

Người Mỹ kiếm được ít hơn 100.000 USD mỗi năm dường như lo lắng hơn (50%) về độ an toàn của tiền trong ngân hàng so với những người kiếm được nhiều hơn (40%).

Trong khi đó, tiền gửi của các cá nhân vượt quá 250.000 USD đều được bảo hiểm bởi Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC).

Trích dẫn những số liệu này và thực tế là những người được hỏi có trình độ đại học ít lo lắng hơn những người không có bằng cấp này, Gallup đưa ra giả thuyết rằng việc lo lắng về việc tiền gửi ngân hàng của một người là do họ không biết về FDIC, mặc dù người thăm dò thừa nhận không tin tưởng vào chính phủ cũng có thể là một yếu tố.

Gần 200 ngân hàng Mỹ phải đối mặt với những rủi ro tương tự đối với SVB và Signature, theo một bài báo gần đây từ Mạng Nghiên cứu Khoa học Xã hội.

Cựu phó chủ tịch của Lehman Brothers, Lawrence McDonald tỏ ra thận trọng hơn với ước tính của ông về 50 ngân hàng sắp sụp đổ, nhưng cảnh báo rằng bảo đảm tiền gửi sẽ phải được tăng lên để ổn định lĩnh vực này.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã khẳng định không có vấn đề gì với lĩnh vực ngân hàng của đất nước, nhưng hứa sẽ mở rộng sự bảo vệ của FDIC vượt quá mức giới hạn 250.000 USD nếu cần thiết.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giá lúa ở ĐBSCL những ngày giáp Tết giảm, khiến nông dân lo lắng. (Ảnh: Q.A)

Để nông dân trồng lúa có Tết

GD&TĐ - Nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch lúa Đông Xuân, nhưng giá lúa giảm sâu khiến thu nhập bị ảnh hưởng.

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

Kyle Walker viết tâm thư rời Man City

GD&TĐ - Kyle Walker viết tâm thư chia tay đầy xúc động gửi tới người hâm mộ Man City sau khi hoàn tất vụ chuyển nhượng đến AC Milan.