"Dở khóc dở cười” với máy chấm công vân tay

Máy chấm công vân tay là công cụ giúp các "sếp" kiểm soát được giờ giấc của nhân viên, tuy nhiên cũng từ đó mà không ít chuyện "dở khóc, dở cười" từ chiếc máy này diễn ra.

"Dở khóc dở cười” với máy chấm công vân tay

Để thuận tiện cho việc kiểm soát nhân viên đi làm đầy đủ hay đi muộn, nhiều cơ quan, xí nghiệp đã áp dụng hình thức chấm công vân tay. Cụ thể, mỗi nhân viên khi bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc đều phải in dấu văn tay của mình lên máy chấm công vân tay.

Thế nhưng cũng từ chiếc máy này đã nảy sinh ra không ít chuyện "dở khóc, dở cười" khi nhất quyết không chịu nhận vân tay của nhân viên.

Mới đây trên MXH, nickname Q.H đã đăng tải đoạn clip dài 2 phút ghi lại cảnh chấm công hàng ngày của mình. Cụ thể, trong clip anh chàng này đã liên tục ấn vân tay vào máy chấm công những chiếc này nhất quyết từ chối.

Theo chia sẻ của chủ bài viết: "Đến sớm cũng thành muộn. Đồng nghiệp tan ca về nhà tắm giặt xong xuôi, cơm nước vợ con đầy đủ rồi thì mình vẫn đứng chờ. Mình bị mất vân tay nên đành đăng kí ngón tay út. Và chuyện hôm nào cũng thế".

Việc bị máy chấm công bằng vân tay từ chối là nỗi không không của riêng ai vì đã không ít lần các dân mạng, đặc biệt là nhân viên văn phòng đều "ầm ức" vì bị chiếc máy "quỷ quái" này từ chối.

Vân tay có thể bị bong, tróc, chai do nước ăn hay làm việc liên quan quá nhiều đến da khiến chiếc máy chấm vân tay này không thể nhận ra.

Nhân câu chuyện của Q.H, các dân mạng cũng được dịp chia sẻ những câu chuyện tương tự. Thậm chí ngay cả vân tay hoàn toàn bình thường mà máy vân tay trong một ngày đẹp trời cũng không thể nhận ra.

Nhiều dân mạng cũng đưa ra cao kiến rằng, ngoài việc chấm công bằng vân tay các cơ quan, công ty hãy sử dụng tới hình thức như trích xuất camera hay thẻ hoặc mã số cho mỗi nhân viên, nếu không, chiếc máy này sẽ còn gây khó chịu cho rất nhiều nhân viên mỗi ngày đi làm.

Theo VietnamDaily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ