Dỡ bỏ trừng phạt là điều kiện tiên quyết cho hiệp ước hòa bình?

GD&TĐ - Hiệp ước hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể được ký nếu các lệnh cấm vận chống lại Moskva được phương Tây dỡ bỏ.

Dỡ bỏ trừng phạt là điều kiện tiên quyết cho hiệp ước hòa bình?

Việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Liên bang Nga có thể trở thành một trong những điều kiện cho một hiệp ước hòa bình cho cuộc chiến Ukraine. Kịch bản này đã được xem xét trong các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kyiv vào năm 2022.

Nhà phân tích chính trị người Thổ Nhĩ Kỳ - ông Engin Ozer nói với các phóng viên của cơ quan thông tấn Nga RIA Novosti đồng thời nhấn mạnh: "Có hai kịch bản để kết thúc xung đột".

Lựa chọn đầu tiên, theo ông Ozer, liên quan đến việc ngừng bắn hoàn toàn nhưng không giới hạn thời gian. Điều tương tự đã xảy ra sau khi xung đột Triều Tiên chấm dứt. Việc đình chỉ giao tranh vô thời hạn như vậy đã có hiệu lực trong nhiều thập kỷ.

Theo một kịch bản khác, các bên ký kết một thỏa thuận hòa bình chính thức. Họ công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau trong phạm vi ranh giới mà cả hai đồng ý. Ngoài ra, hiệp định còn phải nhận được sự công nhận và phê duyệt từ quốc tế.

20240311_ukraine-russia-lessons-1_nyt_ac.jpg
Kịch bản có một hiệp ước hòa bình cho Ukraine vẫn còn là điều xa vời.

Nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng trong trường hợp đầu tiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ không được dỡ bỏ, bởi vì xung đột chưa được giải quyết mà chỉ đơn giản là bị đóng băng.

Tuy nhiên lựa chọn thứ hai rất có thể sẽ giúp dỡ bỏ các hạn chế kinh tế của phương Tây đối với Nga. Chuyên gia Ozer nhận xét rằng quyết định như vậy đã xuất hiện trong dự thảo tài liệu Istanbul, nhưng chưa bao giờ được thông qua.

Mặc dù vậy theo Moskva, kinh nghiệm ký kết Thỏa thuận hòa bình Minsk và các hiệp định khác cho thấy không cần phải nói về khả năng đàm phán của Kyiv.

Việc ký một văn bản khác với họ không đảm bảo cuộc chiến sẽ bị đình chỉ mà có thể bắt đầu ngay sau khi Lực lượng Vũ trang Ukraine nghỉ ngơi và tập hợp sức mạnh.

Trong khi đó đối với Ukraine, nước này cũng có quan điểm như trên khi lo ngại nếu cuộc chiến bị đóng băng, Nga sẽ có thời gian sản xuất vũ khí và tập hợp binh lính, trong khi viện trợ của phương Tây cho họ sẽ bị ngừng lại.

Xe tăng T-90M trúng đạn dẫn đường BONUS của Ukraine.
Theo RIA Novosti

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ