Số lượng tiêm kích J-16 của Trung Quốc

GD&TĐ - Hình ảnh gần đây cho thấy Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã tăng cường triển khai máy bay chiến đấu J-16 trong Lữ đoàn 125.

Số lượng tiêm kích J-16 của Trung Quốc

Sự chuyển đổi tại đơn vị này bắt đầu từ đầu năm 2024, đánh dấu sự thay đổi từ máy bay chiến đấu J-7E cũ sang loại J-16 tiên tiến hơn rất nhiều.

Một trong những chiếc J-16 vừa được phát hiện có số khung cho biết nó là một phần của lô sản xuất thứ 13. Mỗi lô bao gồm từ 24 đến 30 máy bay chiến đấu, như vậy tổng số lượng sản xuất hiện ước tính vượt quá 350 chiếc.

Điều này khiến J-16 trở thành máy bay chiến đấu hạng nặng được triển khai rộng rãi nhất trong bất kỳ lực lượng không quân nào trên toàn cầu, kể từ đầu những năm 2000.

Hiện tại, J-20, J-16 và J-10C đang được sản xuất cho PLAAF. Tuy nhiên sự gia tăng đáng kể trong sản xuất J-20 có nghĩa là việc giao hàng của loại máy bay này đã vượt qua số lượng J-16 và J-10C cộng lại. Sản lượng J-20 dự kiến ​​sẽ vượt quá 100 chiếc trong năm 2024 và 120 chiếc vào năm 2025.

GVP-3xqa8AAQ97l.jpg
Tiêm kích J-16 với số khung 1303, cho biết nó là chiếc thứ 3 thuộc lô sản xuất 13.

J-16 được biết đến với tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn và radar mạnh, tương tự J-20, nó có các cảm biến, tên lửa và vật liệu tiên tiến, khiến nó trở thành đối thủ mạnh mẽ của các dòng tiêm kích phương Tây.

So với F-15EX, J-16 nổi trội nhờ khả năng mang tên lửa tiên tiến, động cơ mạnh, tầm bay xa, radar lớn và khả năng cơ động tốt hơn.

F-15EX là phiên bản nâng cấp từ F-15 được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1975 trong Chiến tranh Lạnh. Mặt khác, J-16 xuất phát từ tiêm kích Su-27 của Liên Xô, được giới thiệu vào năm 1984.

J-20 có khả năng tàng hình tiên tiến và hiệu suất cao nhưng lại đắt hơn. Trong khi đó, J-16, với các tính năng ấn tượng, được coi là lựa chọn hợp lý hơn.

Tiêm kích J-16 dài khoảng 21,92 m, sải cánh 14,69 m và cao 6,4 m, được lắp đặt 2 động cơ phản lực cánh quạt WS-10A Taihang do Trung Quốc sản xuất, cung cấp đủ lực đẩy để bay nhanh và thực hiện các động tác thao diễn sắc nét.

Ngoài ra J-16 được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm màn hình hiển thị thông tin đa năng, điều khiển điện tử thay vì thủ công và hệ thống bảo vệ chống lại các mối đe dọa điện tử. Những thứ này giúp phi công luôn nhận thức được môi trường xung quanh và cải thiện khả năng chiến đấu.

J-16 có một số cảm biến, bao gồm radar mảng quét điện tử chủ động (AESA), giúp phát hiện và theo dõi mục tiêu rất tốt, nó cũng có hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) và hệ thống đối phó điện tử (ECM) để tự bảo vệ trong những tình huống nguy hiểm.

Vũ khí của J-16 bao gồm tên lửa không đối không (PL-10 và PL-15), tên lửa không đối đất, tên lửa chống hạm, bom dẫn đường và pháo 30 mm bên trong. Sự đa dạng này cho phép J-16 tấn công nhiều mục tiêu, từ máy bay đến căn cứ mặt đất và tàu chiến.

J-16 có thể bay khoảng 3.900 km với bình nhiên liệu phụ. Tầm bay xa như trên cho phép máy bay thực hiện các nhiệm vụ kéo dài mà không cần tiếp nhiên liệu thường xuyên, khiến nó rất hữu ích đối với PLAAF.

Tiêm kích J-11 do Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu Su-27 của Nga.
Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ