Định hướng tạo đà phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

GD&TĐ - Tại Hội nghị phát triển GD vùng Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, phát triển GD cần lâu dài, nhưng sự thay đổi phải diễn ra từng ngày.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 24/3, tại Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các địa phương, gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng trao đổi về những thuận lợi, khó khăn tại địa phương. Các tỉnh cũng mong muốn Bộ, ban ngành trung ương quan tâm hơn nữa đến giáo dục vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở khu vực Tây Nguyên.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Hội nghị là dịp, căn cứ chính trị, định hướng quan trọng để tạo đà phát triển giáo dục.

Theo Bộ trưởng, mỗi vùng đều có những vấn đề riêng và đặc thù, nên Hội nghị được chuẩn bị công phu. Hội nghị tại khu vực Tây Nguyên có sự tham gia của hầu hết các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT với mục tiêu cùng nhau nhìn lại, đối chiếu giữa các tỉnh, chia sẻ, lắng nghe ý kiến từ những đơn vị cơ sở. Qua đó thống nhất một số quan điểm, từng bước đưa ra giải pháp, có thêm phần quyết tâm…

GD phổ thông phải bảo lưu đa dạng văn hoá. Ảnh minh họa/INT

GD phổ thông phải bảo lưu đa dạng văn hoá. Ảnh minh họa/INT

“Về việc phát triển giáo dục cần lâu dài, nhưng sự thay đổi phải diễn ra từng ngày”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Theo Bộ trưởng, Tây Nguyên có một số lợi thế và thuận lợi:

Thứ nhất, mỗi một vùng cần có những nhìn nhận riêng về đặc điểm vùng, thuận lợi… Tây Nguyên là vùng được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm và đây là điểm rất quan trọng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo tại Tây Nguyên khó khăn và nhiều thử thách hơn so với hầu hết các vùng miền khác. Bởi vừa thực hiện trong bối cảnh khó khăn để theo kịp những vùng khác; đồng thời thực hiện công cuộc đổi mới như các vùng. Như những vùng khác nếu cố một thì Tây Nguyên phải cố gắng hai, ba để theo kịp một phần nào.

Thứ hai, khu vực Tây nguyên tuy là núi cao nhưng địa hình không quá khó khăn, chia cắt như Tây Bắc. Bên cạnh đó Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết.

Thứ ba, người dân, trẻ em vùng Tây Nguyên ngoan, hiền lành, chất phác… là một thuận lợi. Bởi vì nền giáo dục đang triển khai đặc biệt quan trọng lấy phát triển con người về nhân cách… hướng đến hạnh phúc.

Thứ tư: Cư dân ở một số khu vực có đời sống kinh tế khá, thuận lợi khi triển khai xã hội hoá trong giáo dục.

Bộ trưởng cho rằng, là khu vực đa dạng về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nên đặt ra cho Tây Nguyên, đặc biệt GD phổ thông phải bảo lưu đa dạng văn hoá. Qua đó, vừa đạt giá trị chung của con người Việt Nam, vừa đạt văn hoá riêng khu vực và phải là vùng văn hoá giàu bản sắc.

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).
Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học – THCS Lê Quý Đôn (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai).

Bộ trưởng cũng đặt ra một số nhiệm vụ cho giáo dục vùng Tây Nguyên, như: Trong năm 2023 toàn ngành giáo dục, địa phương thực hiện giải trình về 10 năm triển khai Nghị quyết 29. Do đó, Bộ trưởng mong các địa phương, đơn vị kiến nghị vướng mắc để điều chỉnh, nhằm có những định hướng mạnh mẽ. Bên cạnh đó thực hiện yêu cầu của đoàn giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình GDPT 2018…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, đổi mới GPPT phải qua một quá trình không quá cứng nhắc, không quá nóng vội, cần một lộ trình và thời gian. Theo đó, Chương trình GD phổ thông 2018 với tính mở cao, quyền chủ động cho các địa phương, trường học, cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh… như: tự lựa chọn SGK, tài liệu giáo dục địa phương… Việc triển khai có một số thời điểm cần tập trung cao độ về chỉ đạo, cơ sở vật chất… Trong giai đoạn 2023-2024, 6 lớp bước vào chương trình mới, thay SGK - nên việc đầu tư phải cần tính toán để đúng thời điểm nhằm phát triển một cách tốt nhất.

Bộ trưởng lưu ý, trong quá trình triển khai, các tỉnh khó khăn đặc biệt xem xét, vì nếu không khéo, không tập trung toàn bộ nguồn lực thì rất có thể gia tăng khoảng cách về giáo dục giữa các tỉnh, vùng miền…Việc tập trung kiên cố hoá trường học, sắp xếp quy hoạch mạng lưới các điểm trường cần rà soát, nhưng cần thận trọng, hợp lý; đồng thời cần phát huy mạnh hơn nữa xã hội hoá giáo dục.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, hiện nay khu vực Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội thì nhân lực hết sức quan trọng; mong rằng bằng những giải pháp tổng thể các cơ quan, ban ngành, địa phương sẽ cố gắng, từng bước thực hiện thắng lợi giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.