Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc


ĐỀ ÁN

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC

I. TÊN ĐỀ ÁN

Đề án:  “Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của trường Đại học Việt Bắc”.

II. ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN:

Trường Đại học Việt Bắc, Đường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên.

III. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3 ngày 18 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;

- Nghị định 141/2013/NĐ-CP, ngày 24/10/2013 về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2012-2020”;

- Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011-2012;

- Công văn số 2955 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 10 tháng 12 năm 2013 về việc tuyển sinh riêng vào đại học, cao đẳng hệ chính quy;

- Dự thảo Quyết định ban hành Quy định về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 – 2016, ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

IV. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Mục đích

Trường Đại học Việt Bắc nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng cho con em đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc ít người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Đây là một trong những vùng rất khó khăn về kinh tế và điều kiện phát triển giáo dục.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giao quyền tự chủ cho các trường trong công tác tuyển sinh, năm 2014 Đại học Việt Bắc vừa tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung, vừa tổ chức tuyển sinh riêng với mục đích:

 - Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Trường trong công tác tuyển sinh, phù hợp với lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)  và quy định của Luật giáo dục đại học;

 - Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào đáp ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành, phù hợp điều kiện thực tiễn và Sứ mạng của Trường Đại học Việt Bắc, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế, giáo dục của vùng trung du và miền núi phía Bắc;

- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh chứng minh khả năng học đại học của mình bằng các kết quả học tập trong suốt quá trình học phổ thông trung học và thi tốt nghiệp phổ thông; tạo cơ hội cho con em đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người và các huyện nghèo vùng núi phía Bắc được học tập đại học và cao đẳng; tạo nguồn nhân lực lao động cho quê hương mình.

2. Nguyên tắc:

Việc chọn phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Trường Đại học Việt Bắc theo những nguyên tắc sau:

- Tiếp tục tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong năm 2014 để tuyển thí sinh có nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 xin đăng ký xét tuyển vào trường.

- Xét tuyển dựa trên kết quả quá trình học tập THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT, có tính đến kết quả của những môn học và môn thi có phù hợp với tính chất và mục tiêu của ngành đào tạo mà các em đăng ký xét tuyển vào học.

 - Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo kết quả xét tuyển chính xác, công bằng và khách quan.

V. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

5.1.  Phương thức tuyển sinh

5.1.1. Xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

       a) Danh sách các ngành đào tạo và khối thi

                                                                                                Bẳng 2

Tên trường.

Ngành học.

Ký hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

Thông tin tuyển sinh

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT BẮC

DVB

- Vùng tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước; ưu tiên tuyển sinh các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

- Phương thức tuyển sinh:

+ Xét tuyển theo kết quả thi đại học của những thí sinh đã dự thi đại học năm 2014 có cùng khối thi theo đề thi 3 chung của Bộ GD&ĐT;

+ Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng.

- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Số chỗ ở KTX tối đa có thể tiếp nhận đối với khóa tuyển sinh 2014: 400.

- Mức học phí:

+ Trình độ đại học:

6.000.000 đồng/năm học

+ Trình độ cao đẳng:

4.500.000 đồng/năm học

Các ngành đào tạo đại học:

Kỹ thuật cơ khí

D520103

A, A1,D1

Kỹ thuật Điện-Điện tử

D520201

A, A1,D1

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1, D1

Truyền thông và mạng máy tính

D480102

A, A1, D1

Kế toán

D340301

A, A1, D1

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1

Các ngành đào tạo cao đẳng:

Kỹ thuật cơ khí

C510201

A, A1, D1

Kỹ thuật Điện-Điện tử

C510301

A, A1,D1

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1,D1

Kế toán

C340301

A, A1, D1

Quản trị kinh doanh

C340101

A, A1, D1

       b) Tiêu chí xét tuyển

- Theo tiêu chí xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của Trường, kết quả thi của thí sinh và các chính sách ưu tiên, Trường xét trúng tuyển vào các ngành đào tạo của Trường theo nguyên tắc xét tuyển chung là: lấy thí sinh (kết quả thi từ điểm sàn trở lên) có kết quả thi từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định.

       c) Chỉ tiêu xét tuyển

Trường Đại học Việt Bắc dự kiến dành 30% chỉ tiêu đại học và 30% chỉ tiêu cao đẳng để xét tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy của kỳ thi “3 chung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

5.1.2. Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp phổ thông trung học dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông

       5.1.2.1. Tiêu chí xét tuyển

Trường Đại học Việt Bắc xét tuyển căn cứ vào bộ tiêu chuẩn đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của thí sinh trong 3 năm học trung học phổ thông (THPT) và kết quả thi tốt nghiệp PTTH để đáp ứng đặc thù và mục tiêu đào tạo riêng của các ngành đào tạo trong trường, đặc biệt có tính đến tính đặc thù của vùng tuyển sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của vùng trung du và miền núi phía Bắc tổ quốc.

Bộ tiêu chuẩn xem xét đến: Kết quả thi tốt nghiệp THPT; Kết quả trong quá trình học tập THPT; Kết quả các môn học lớp 12 tương ứng với yêu cầu và mục tiêu đào tạo của ngành; và đạo đức của thí sinh trong các năm học THPT.

Bộ tiêu chuẩn gồm 4 tiêu chí sau:

·        Tiêu chí 1: Kết quả xếp loại tốt nghiệp trung học phổ thông;

 Tiêu chí này dựa trên điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, có tính hệ số 2 cho môn học được coi là “quan trọng” đối với ngành đào tạo mà thí sinh đăng ký;

·        Tiêu chí 2: Kết quả học tập trong quá trình học trung học phổ thông (lớp 10, 11 và 12);

·        Tiêu chí 3: Điểm 3 môn học lớp 12 tương ứng với ngành đào tạo mà thí sinh đăng ký xét tuyển, được xác định theo bảng sau:

Bảng 3

TT

NGÀNH ĐÀO TẠO

MÃ NGÀNH

CÁC MÔN HỌC CHO TIÊU CHÍ 3

GHI CHÚ

1

Quản trị kinh doanh

D340101

TOÁN, VẬT LÝ, NGỮ VĂN

2

Kế toán

D340301

TOÁN, VẬT LÝ, NGỮ VĂN

3

Kỹ thuật Cơ khí

D520103

TOÁN, VẬT LÝ, HÓA HỌC

4

Kỹ thuật Điện, điện tử

D520201

TOÁN, VẬT LÝ, HÓA HỌC

5

Công nghệ thông tin

D480201

TOÁN, VẬT LÝ, HÓA HỌC

6

Truyền thông và mạng máy tính

D480102

TOÁN, VẬT LÝ, HÓA HỌC

·        Tiêu chí 4: Xếp loại hạnh kiểm.

5.1.2.2. Chỉ tiêu xét tuyển

Trường Đại học Việt Bắc dự kiến dành 70% chỉ tiêu đại học và 70% chỉ tiêu cao đẳng để xét tuyển theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc trung học phổ thông và điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

5.1.2.3. Điều kiện và nguyên tắc xét tuyển để đảm bảo chất lượng nguồn tuyển

a) Điều kiện xét tuyển

+ Đối với bậc đại học:

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt trung bình khá;

- Điểm trung bình chung 3 năm học trung học phổ thông đạt từ 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm xếp loại từ khá trở lên.

+ Đối với bậc cao đẳng:

- Kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt từ trung bình;

- Điểm trung bình chung 3 năm học trung học phổ thông đạt từ 5,50 trở lên;

- Hạnh kiểm xếp loại từ khá trở lên.

b)  Nguyên tắc xét tuyển

§ Trong 4 tiêu chí xét tuyển, 3 tiêu chí đầu được dùng đánh giá điểm xét tuyển; tiêu chí 4 chỉ dùng làm điều kiện xét tuyển;

§ Tổng điểm xét tuyển là 100 điểm. Tỷ trọng điểm của từng tiêu chí được xác định theo bảng sau:

Bảng 4

TT

Các tiêu chí xét tuyển

Tỉ trọng

Điểm tối đa

1

Tiêu chí số 1: Điểm tốt nghiệp THPT

40%

40

2

Tiêu chí số 2: Kết quả học tập 3 năm THPT

30%

30

3

Tiêu chí số 3: Điểm các môn học lớp 12 tương ứng với từng ngành đào tạo (bảng 3)

30%

30

Tổng cộng

100%

100

c) Phương thức định lượng cho từng tiêu chí

-  Tiêu chí số 1: Điểm tốt nghiệp THPT

§  Xét trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, tính tổng điểm 4 môn thi trong đó có nhân hệ số 2 một môn tùy thuộc vào khối ngành mà thí sinh dự tuyển. Cụ thể như sau:

Bảng 5

TT

NGÀNH ĐÀO TẠO

MÃ NGÀNH

MÔN THI NHÂN HỆ SỐ

GHI CHÚ

1

Quản trị kinh doanh

D340101

TOÁN

2

Kế toán

D340301

TOÁN

3

Kỹ thuật Cơ khí

D520103

TOÁN

4

Kỹ thuật Điện, điện tử

D520201

TOÁN

5

Công nghệ thông tin

D480201

TOÁN

6

Truyền thông và mạng máy tính

D480102

TOÁN

§  Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT 4 môn có giá trị từ 0 đến 50 (do có 1 môn nhân hệ số 2).

§  Quy đổi tổng điểm thi tốt nghiệp THPT ra thang điểm 40 (tỷ trọng của tiêu chí 1) theo công thức:

Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT * 40/50

(1)

- Tiêu chí số 2: Kết quả học tập 3 năm học THPT

§  Xét  học bạ THPT của thí sinh: Lấy tổng điểm tổng kết trung bình chung từng năm của 3 năm: lớp 10, 11 và 12.

§  Quy đổi tổng điểm tổng kết 3 năm học (có giá trị từ 0 đến 30) ra thang điểm 30 (tỷ trọng của tiêu chí 2) theo công thức:

Tổng điểm tổng kết 3 năm học * 30/30

(2)

- Tiêu chí số 3:  Điểm các môn học lớp 12 tương ứng với từng ngành đào tạo thí sinh đăng ký xét tuyển (bảng 3).

§  Xét  học bạ THPT của thí sinh: Lấy tổng điểm các môn học lớp 12 tương ứng với ngành đào tạo thí sinh đăng ký xét tuyển (theo bảng 3).

§  Quy đổi tổng điểm (có giá trị từ 0 đến 30) ra thang điểm 30 (tỷ trọng của tiêu chí 3) theo công thức:

Tổng điểm 3 môn học * 30/30

(3)

d)  Điểm xét tuyển

§ Điểm xét truyển của thí sinh là tổng của (1), (2) và (3).

§ Nhà trường sẽ chọn trong số thí sinh có số điểm xét tuyển thỏa mãn điểm xét tuyển của nhà trường và chọn từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Xét tuyển Đại học trước, Cao đẳng sau.

§ Đối với học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT được coi là đủ điều kiện trúng tuyển.

5.1.3.  Xét tuyển thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Thực hiện quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành về việc ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng những thí sinh sau đây:

a) Có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Quyết định số 293/QĐ-TTg).

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

b) Là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định.

c) Có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ, được xét tuyển những thí sinh này (trừ những học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ) với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học bổ sung kiến thức 01 học kỳ trước khi vào học chính thức.

5.2. Quy trình tổ chức tuyển sinh

5.2.1. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh

5.2.1.1. Đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký xét tuyển vào trường.

a). Hồ sơ đăng  ký xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (bản gốc) và 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

b). Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

c). Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường trong thời hạn quy định của trường đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

d). Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT.

5.2.1.2. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc trung học phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Quy trình và hồ sơ như sau:

a). Bước 1:

Thí sinh nhận mẫu đơn dự tuyển và hướng dẫn hồ sơ tuyển sinh tại phòng Đào tạo, Trường Đại học Việt Bắc, hoặc lấy từ các sở giáo dục và đào tạo của các tỉnh, hoặc lấy từ website của trường (www.vietbac.edu.vn). Điền đầy đủ thông tin trong mẫu đơn.

b). Bước 2:

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại phòng Tuyển sinh của Trường, được vào sổ đăng ký căn cứ theo dấu bưu điện hoặc ngày nộp hồ sơ trực tiếp. Hồ sơ gồm:

* Đơn dự tuyển;

* Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

* Bản sao công chứng học bạ;

* Giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc bản sao công chứng;

* Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển; 3 ảnh cỡ 3x4.

c). Bước 3:

Cuối thời hạn nộp hồ sơ, Hội đồng Tuyển sinh xét tuyển theo các điều kiện dự thi, các tiêu chí và các tiêu chuẩn đã nêu trên để tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

d). Bước 4: Lập danh sách trúng tuyển và ra quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển.

e). Bước 5: Thông báo thí sinh trúng tuyển trên Website của Trường và gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh đến Trường làm thủ tục nhập học.

5.2.2. Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh

Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ và xét tuyển như sau:

5.2.2.1. Đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký xét tuyển vào trường:

- Thời gian, phương thức tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Thời gian xét tuyển:

          + Đợt xét tuyển 1: trước ngày 20/8/2014, đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 trong hồ sơ đăng ký dự thi vào trường.

          + Đợt xét tuyển 2: Từ ngày 21/8/2014 đến hết ngày 10/9/2014.

+ Đợt xét tuyển 3: Từ ngày 15/9/2014 đến hết ngày 5/10/2014.

          + Đợt xét tuyển 4: Từ ngày 6/10/2014 đến hết ngày 25/10/2014.

5.2.2.2.  Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ và xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả học tập THPT và thi tốt nghiệp THPT:

- Đợt 1: Từ 15/3/2014 – 25/4/2014. Hồ sơ bao gồm:

+ Hồ sơ ĐKDT đại học;

+ Đơn xin xét tuyển;

+ Học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (phô tô công chứng);

+ Bản phô tô công chứng Bằng tốt nghiệp THPT và kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT (nếu là thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2014) 

+ Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển; 3 ảnh cỡ 3x43;

- Đợt 2: Từ 21/6/2014 – 26/9/2014 nộp bổ sung hồ sơ bao gồm:

+ Đối với thí sinh đã đăng ký hồ sơ trong đợt 1: Bổ xung kết quả học tập học kỳ 2 lớp 12; Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng);

+ Đối với thí sinh nộp mới hồ sơ xin xét tuyển:

·        Đơn xin xét tuyển;

·        Học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và lớp 12 (phô tô công chứng);

·        Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng);

·         Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển; 3 ảnh cỡ 3x43;

5.2.2.3. Địa điểm: Phòng Đào tạo Trường Đại học Việt Bắc, Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên.

5.2.2.4. Phương thức:

- Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Việt Bắc.

- Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Phòng Đào tạo Trường Đại học Việt Bắc, Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên.

5.2.3. Thời gian công bố kết quả xét tuyển

Sau khi có kết quả thi tuyển, trường Đại học Việt Bắc công bố các kết quả xét tuyển, thi tuyển, cùng lúc với công bố kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

5.3.4. Chính sách ưu tiên

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh (theo khu vực và đối tượng) và các chính sách ưu tiên khác (tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng, …) đối với thí sinh đăng ký thi và xét tuyển vào trường thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.3.5. Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

5.4. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

Trong khi Trường Đại học Việt Bắc chưa có điều kiện để tổ chức thi tuyển sinh riêng, thì việc tuyển sinh theo hình thức xét tuyển gồm 2 phương thức: xét tuyển theo kết quả kỳ thi 3 chung và xét tuyển theo kết quả của quá trình học tập THPT kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT phù hợp với điều kiện của Trường, đáp ứng được mục tiêu đào tạo theo yêu cầu của từng ngành đào tạo và đặc biệt có xét đến điều kiện đặc thù của khu vực tuyển sinh chủ yếu là con em đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của vùng trung du và miền núi phía Bắc tổ quốc.

Ưu điểm:

- Đánh giá xét tuyển là đánh giá cả quá trình học THPT.

- Lựa chọn được sinh viên có năng lực phù hợp với ngành đào tạo.
- Phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.
- Tạo điều kiện định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh PTTH.

Nhược điểm:

- Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển nên tồn tại số ảo khi xét tuyển.

5.5. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

5.5.1. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 21/12/2013

Học hàm, học vị

Tổng số

Giáo sư

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Cử nhân

Số lượng

120

02

13

10

32

63

       Hầu hết đội ngũ giáo viên cơ hữu của Trường đã có kinh nghiệm trên dưới 20 năm giảng dạy đại học; nhiều người nguyên là Giám đốc, Phó giám đốc Đại học Thái Nguyên, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường Đại học, nguyên Trưởng ban đào tạo, Phó trưởng ban Đào tạo của Đại học Thái Nguyên, Nguyên trưởng phòng Đào tạo các trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên. Đội ngũ này có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức tuyển sinh đại học và cao đẳng.

10.2. Điều kiện vể cơ sở vật chất

HẠNG MỤC

Diện tích xây dựng (m2)

Tông diện tích đất

380.000

Tổng diện tích xây dựng

Gồm:

- Hội trường, giảng đường, phòng học các loại:

- Phòng làm việc các phòng, ban, khoa:

- Thư viện:

- Phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập:

12.100

4.100

3.100

500

4.400

Trường Đại học Việt Bắc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Chuẩn bị tuyển sinh

a). Căn cứ quy định và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, Hiêu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.

b) Hội đồng tuyển sinh có các ban giúp việc: Thường trực Hội đồng tuyển sinh, Ban cơ sở vật chất; Ban thanh tra; Ban xét tuyển.

- Giao cho Trưởng phòng Đào tạo làm ủy viên Thường trực của Hội đồng tuyển sinh kiêm Trưởng ban xét tuyển;

- Giao cho Phó Hiệu trưởng là Trưởn ban Thanh tra, Trưởng phòng Thanh tra – Khảo thí – Đảm bảo chất lượng Đào tạo là Phó trưởng ban Thanh tra;

-  Giao cho Trưởng phòng tổng hợp là Trưởng Ban cơ sở vật chất;

c) Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.

Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

d) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, … cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

6.2. Công tác hậu kiểm

Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, toàn bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh trúng tuyển được Đại học Việt Bắc chuyển về cơ sở đào tạo và có trách nhiệm kiểm tra các minh chứng xác nhận các chính sách ưu tiên, đối chiếu kết quả học tập thí sinh đã khai báo trong Bảng đăng ký xét tuyển với học bạ phổ thông trung học của thí sinh. Trường hợp phát hiện thí sinh khai báo sai, thí sinh sẽ được xử lý theo quy định của Quy chế tuyển sinh.

VII. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT

1. Lộ trình:

Năm 2014: Thực hiện như  Đề án tuyển sinh.

Năm 2015 – 2016:  Tổ chức rút kinh nghiệm để tổ chức tuyển sinh ngày càng tốt hơn.

Năm 2017: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thi chung, Trường Đại học Việt Bắc sẽ bỏ phương thức xét tuyển theo kết quả thi kỳ thi chung và thực hiện tự chủ tuyển sinh hoàn toàn. Qua kinh nghiệm của 3 năm tuyển sinh riêng, Trường Đại học Bắc sẽ xây dựng lại phương thức tuyển sinh của Trường phù hợp với điều kiện, ngành nghề mới và yêu cầu mới của đào tạo.

2. Cam kết:

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Đại học Việt Bắc tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trên đây là Đề án tuyển sinh Cao đẳng, Đại học hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 của Đại học Việt Bắc.

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và tổ chức tuyển sinh, Trường Đại học Việt Bắc nhất định sẽ tổ chức tốt công tác tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường. Rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng góp, chỉ đạo và cho phép Trường tổ chức tuyển sinh theo đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Đại học Việt Bắc và góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển.

                                                               HIỆU TRƯỞNG

                                                              GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG BÌNH

PHỤ LỤC

QUY CHẾ

Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết đinh số … của Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Bắc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức phỏng vấn,  xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.

2. Quy chế này áp dụng cho công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Trường Đại học Việt Bắc từ năm học 2014-2015.

Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo" ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

2.  Trường Đại học Việt Bắc có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

3. Nhiệm vụ cụ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh được giao cho Ban thanh tra tuyển sinh của Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Việt Bắc.

Điều 3. Điều kiện dự thi tuyển và xét tuyển

Thực hiện theo Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua.

Điều 4. Diện trúng tuyển

Những thí sinh trúng tuyển nếu đảm bảo điều kiện xét tuyển như quy định trong Đề án Tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc.

Điều 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả

6.1. Đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký xét tuyển vào trường.

a). Hồ sơ đăng  ký xét tuyển gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (bản gốc) và 01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.

b). Trong thời hạn quy định của trường, thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.

c). Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường trong thời hạn quy định của trường đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

d). Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT.

6.2. Đối với thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) đăng ký xét tuyển vào trường dựa vào kết quả học bậc THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:

          * Đơn dự tuyển;

          * Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

          * Bản sao công chứng học bạ;

          * Giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc bản sao công chứng;

* Bản sao giấy khai sinh;

* Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) (mang theo bản chính để đối chiếu);

* 02 bản sao giấy chứng minh nhân dân (có bản chính để đối chiếu);

* 04 ảnh 3x4 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây) có ghi tên, địa chỉ, ngày sinh sau ảnh;

* Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển.

Sau khi trúng tuyển phải bổ sung thêm 2 loại giấy tờ sau :

*Giấy chuyển sinh hoạt  Đảng, Đoàn;

*  Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (nếu có).

- Tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh:

*  Đối với thí sinh dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký xét tuyển vào trường:  Thời gian, phương thức tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh: Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

 * Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ và xét tuyển theo phương thức sử dụng kết quả học tập THPT và thi tốt nghiệp THPT:

+ Đợt 1: Từ 15/3/2014 – 25/4/2014

+ Đợt 2: Từ 21/6/2014 – 26/9/2014

-  Địa điểm: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Việt Bắc, Đường Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên.

-  Phương thức nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh:

+ Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo Trường Đại học Việt Bắc.

+  Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Phòng Đào tạo  – NCKH – HTQT, Trường Đại học Việt Bắc, Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên theo thời hạn quy định kể từ ngày đóng dấu bưu điện.

+ Đăng ký trực tuyến qua mạng, sau đó phải gửi hồ sơ theo đường bưu điện. 

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

 1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:

 a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;

 b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

 c) Uỷ viên thường trực: Trưởng phòng Đào tạo – NCKH – HTQT;

 d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

 Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường

HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu:

-  Trên cơ sở các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Việt Bắc đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua, Hội đồng tuyển sinh trường có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể về xét tuyển, điểm ưu tiên cho từng đối tượng cụ thể, điểm trúng tuyển cho từng phương thức tuyển sinh, danh sách hồ sơ hợp lệ để xét tuyển, danh sách trúng tuyển;

- Xây dựng các văn bản về quy định và hướng dẫn thực hiện tuyển sinh, các biểu mẫu, biên bản, sử dụng trong kỳ tuyển sinh, giấy báo, giấy gọi trúng tuyển, v.v.

- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xét tuyển; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố có trường.)

 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐTS trường:

 a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh Trường;

 b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;

 c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường;

 d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Thường trực Hội đồng tuyển sinh, Ban Thư ký, Ban xét tuyển, Ban cơ sở vật chất, Ban thanh  tra, Ban phúc khảo. Các ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

e) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS  uỷ quyền.        

 Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

 1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:

 a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm (Trưởng phòng Đào tạo – KH – HTQT);

 b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo – KH – HTQT, các phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

 a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;

 b) Nhận các kết quả thẩm định hồ sơ tuyển sinh và kết quả tính điểm xét tuyển cho từng thí do Ban Sơ tuyển cung cấp;

đ) Quản lý các văn bản pháp quy các cấp, giấy tờ, mẫu biểu,  biên bản liên quan tới tuyển sinh.

e) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;

h) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả xét tuyển của thí sinh.

f) Thu nhận các đơn khiếu nại, phúc khảo của thí sinh trình Hội đồng tuyển sinh giải quyết; thông báo kết quả giải quyết của Hội đồng tuyển sinh cho thí sinh.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:

 a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký;

 b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban xét tuyển

 1. Thành phần Ban xét tuyển gồm có:

 a) Trưởng ban do Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;

 b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường (là Trưởng phòng Đào tạo – KH – HTQT) kiêm nhiệm;

 c) Các Uỷ viên bao gồm một số Trưởng, Phó phòng, Cụ thể: Phó phòng Đào tạo – KH – HTQT, Trưởng phòng Công tác HSSV, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Trưởng phòng Tổng hợp, Trưởng phòng Thanh tra -  Khảo thí – Kiểm định chất lượng đào tạo;

d) Tổ thư ký (giúp việc cho Ban xét tuyển) gồm: Phó phòng Đào tạo – KH – HTQT (là Tổ trưởng), một số chuyên viên phòng Đào tạo – KH – HTQT và phòng Công tác HSSV là tổ viên.

 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban xét tuyển

- Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ đăng ký xét tuyển từ phòng Đào tạo – KH – HTQT;

- Đánh giá hồ sơ tuyển sinh (hợp lệ, hay không hợp lệ);

- Tính điểm xét tuyển, điểm ưu tiên (theo Đề án tuyển sinh) cho từng hồ sơ đăng ký xét tuyển;

- Lập danh sách xét tuyển.

  3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Xét tuyển:

 a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác tiếp nhận hồ sơ, xem xét, đánh giá hồ sơ, tính điểm xét tuyển và điểm ưu tiên của từng hồ sơ và danh sách xét tuyển trình Hội đồng tuyển sinh;

b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình xét tuyển.

Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:

 a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm;

 b) Các uỷ viên: Một số cán bộ phòng Thanh tra, khảo thí giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo

 Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:

a)  Tiếp nhận các đơn khiếu nại, đơn đề nghị của thí sinh;

b)  Kiểm tra lại các nội dung của các đơn khiếu nại; giải quyết các sai sót khi tính điểm xét tuyển, như;

 cộng sai điểm, tính sai điểm khi quy các tiêu chí chấm điểm xét tuyển,  ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác .v.v..;

c) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã sửa lại các sai sót.

Chương III

XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN     

Điều 11. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển và công bố điểm trúng tuyển, danh sách trúng tuyển

- Xây dựng điểm trúng tuyển: Hội đồng tuyển sinh căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm xét tuyển  của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

- Căn cứ vào điểm trúng tuyển, Ban thư ký lập danh sách trúng tuyển trình Hội đồng tuyển sinh quyết định phê duyệt.

- Công khai điểm trúng tuyển và danh sách trúng tuyển tại Trường và trên trang Website của Trường.

 Điều 12. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường

 1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả xét tuyển của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

 2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.

3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ;

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

c) Giấy khai sinh;

d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên.

Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, Nhà trường đều thu bản photocopy có công chứng;

đ) Giấy triệu tập trúng tuyển;

e) Hồ sơ trúng tuyển.

4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ  lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.

6.  Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.    

Điều 13. Kiểm tra kết quả xét tuyển và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Sau kỳ tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Bộ phận thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

3. Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.

4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chương IV

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

 Điều 14. Chế độ báo cáo                                                                                

Tháng 10/2014, trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ cho các Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.

Điều 15.  Chế độ lưu trữ

Tất cả các hồ sơ của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Hồ sơ của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi.  

Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 Điều 16.  Khen thưởng

 1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy định.

 2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.

 Điều 17. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế

Thực hiện theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định

Điều 18. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế

Thực hiện theo Qui chế của Bộ giáo dục đào tạo qui định

                                                               HIỆU TRƯỞNG

                                                               GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG BÌNH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

EU thừa nhận sốc về tiêu chuẩn kép

GD&TĐ - Đại diện EU đã thừa nhận về tiêu chuẩn kép của châu Âu, điển hình là trong xử lý các vấn đề liên quan đến các cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas.
Cô và trò Trường Tiểu học Triệu Ái thành kính dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Đ. Đức

Tháng 5 nhớ Bác...

GD&TĐ - Nhiều năm qua, Đền thờ Bác Hồ ở thôn Hà Xá (Quảng Trị) trở thành nơi tham quan, học tập của học sinh nhằm tưởng nhớ Người...
Minh họa/INT

Cảm ơn thầy đã 'thắp lửa'!

GD&TĐ - Lá thư này, em gói ghém tình cảm, kỉ niệm, niềm vui thầy trò trong năm học lớp 12 tuyệt vời, dành tặng thầy.
Ăn uống ngoài vỉa hè rất phổ biến ở Hà Nội. Ảnh: Công Hùng.

Ghi ở vỉa hè Hà Nội

GD&TĐ - Tối nay, tại quán phở yêu thích ở phố Quang Trung, lần đầu tiên tôi được đến gần những thực khách đến mức gần như có thể cảm nhận được hơi thở của họ.
Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Chiếc đèn bàn

GD&TĐ - Lúc này, giấc mộng tan đi, ánh sáng và bóng tối của chiếc đèn bàn hội tụ. Quá khứ qua đi để lại nỗi đau dù là nhỏ nhất trong tâm hồn…