ĐỀ ÁN
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
Phần thứ nhất
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
TUYỂN SINH
1. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án:
- Luật Giáo dục 2005;
- Luật Giáo dục Đại học 2012;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;
- Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;
- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào ĐH, CĐ hệ chính quy;
- Dự thảo Quyết định ban hành quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV nhiệm kì 2010 – 2015 họp từ ngày 26/9/2010 đến ngày 28/9/2010 đã ghi: ”Đẩy mạnh phát triển giáo dục – đào tạo và dạy nghề... nâng cao chất lượng toàn diện về giáo dục – đào tạo, chăm lo phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và cung cấp nhân lực cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động”.
2. Mục đích
Tuyển sinh đại học là khâu đầu tiên và quan trọng của quá trình đào tạo ở một trường đại học, cần tổ chức tốt, nghiêm túc để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, mỗi trường đại học có điều kiện, kinh nghiệm và hoàn cảnh riêng, liên quan đến lịch sử, tiềm năng, ngành nghề đào tạo của mình, cho nên quá trình tuyển sinh phải được thiết kế thích hợp với các điều kiện và hoàn cảnh của từng trường.
Vì vậy, mục tiêu đặt ra đối với công tác tuyển sinh của trường đại học Thành Đông là:
a) Đánh giá một cách toàn diện và chính xác năng lực thực tiễn, động cơ học tập của thí sinh;
b) Tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh dự tuyển;
c) Phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng mục tiêu của từng ngành đào tạo của trường;
d) Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng.
3. Nguyên tắc:
- Đề án của trường hoàn toàn phù hợp với qui định của Luật giáo dục đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực tổ chức thực hiện tuyển sinh của trường;
- Xây dựng các tiêu chí đảm bảo nguồn tuyển rõ ràng;
- Công khai, minh bạch; không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tổ chức xét tuyển; không gây áp lực cho xã hội và tốn kém cho thí sinh, được dư luận xã hội ủng hộ.
Phần thứ hai
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG NĂM 2014
1. Phương thức tuyển sinh
a) Phương thức 1.
Trường Đại học Thành Đông tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa vào hệ thống tiêu chuẩn đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh trong suốt quá trình học tập và rèn luyện trong 3 năm học trung học phổ thông (THPT). Hệ thống tiêu chuẩn xem xét đến ba yêu tố:
- Kết quả điểm trong ba năm học THPT,
- Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT;
- Kết quả phỏng vấn trực tiếp nhằm phát hiện: Năng lực thực tiễn, khả năng tư duy, sở trường, năng khiếu và các kỹ năng khác của thí sinh.
a) Tiêu chí xét tuyển:
Hệ thống tiêu chuẩn gồm 03 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Điểm thi tốt nghiệp THPT, có nhân hệ số đối với môn học tùy theo khối ngành mà thí sinh đăng ký: Đây là sự đánh giá kết quả học tập phổ thông của thí sinh tương đối toàn diện, việc nhân hệ số một môn theo khối ngành thí sinh đăng ký là nhằm khuyến khích thiên hướng của thí sinh đối với ngành học.
Tiêu chí 2: Kết quả điểm tổng kết 3 năm học phổ thông của thí sin (học bạ THPT): Đây là kết quả thể hiện tinh thần thái độ, ý thức học tập của thí sinh trong những năm học ở THPT.
Tiêu chí 3: Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Hội đồng tuyển sinh: đánh giá năng lực thực tiễn, thái độ, kỹ năng, hành vi, sở thích, năng khiếu.... Qua đó phát hiện những tố chất, khả năng đặc biệt của thí sinh để nhà trường tạo điều kiện cho thí sinh phát huy những năng lực đặc biệt trong quá trình đào tạo.
Phương pháp xét tuyển:
- Mỗi tiêu chí trên chiếm một tỉ trọng nhất định trong tiêu chuẩn xét tuyển.. Trong đó tiêu chí 1 chiếm tỉ trọng 50%, tiêu chí 2: 40% và tiêu chí 3: 10%. Tổng 03 tiêu chí: 100 điểm.
- Nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, Nhà trường sẽ chọn trong số thí sinh có số điểm thỏa mãn điểm sàn của nhà trường (gồm sàn sơ tuyển và sàn xét tuyển) và xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Xét tuyển Đại học trước, Cao đẳng sau.
- Đối với những thí sinh có cùng số điểm thì xem xét thêm các yếu tố theo thứ tự sau đây:
+ Kết quả tổng kết 3 năm học cao ( xét qua học bạ)
+ Các giấy khen mà thí inh có được trong 3 năm học ( thí sinh nộp bản phô tô giấy khen)
+ Các thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
+ Thời gian nộp hồ sơ đăng kí vào trường học sớm
Trình tự các bước thực hiện và xác định sàn sơ tuyển, sàn xét tuyển sẽ thực hiện theo “Quy trình xét tuyển” tại mục 7 của phương án này.
Định lượng từng tiêu chí:
Tiêu chí 1: Điểm thi tốt nghiệp THPT
- Tính điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT.
- Quy đổi điểm TB các môn thi tốt nghiệp THPT ra thang điểm 50 theo công thức:
Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT * 50/10 |
Tiêu chí 2: Kết quả học tập 3 năm học THPT
- Xét học bạ THPT của thí sinh: Lấy điểm tổng kết trung bình của các môn học trong 3 năm: lớp 10, 11 và 12.
- Quy đổi điểm tổng kết trung bình của các môn học trong 3 năm THPT ra thang điểm 40 theo công thức:
Điểm tổng kết TB của các môn học trong 3 năm học * 40/10 |
Tiêu chí 3: Kết quả phỏng vấn trực tiếp
- Tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh tại trường ngay sau khi thí sinh nộp đủ hồ sơ và lọt qua vòng sơ tuyển. Thời gian phỏng vấn: 15 - 25 phút/thí sinh.
- Nội dung phỏng vấn: liên quan đến việc xác định khả năng của thi sinh về năng lực thực tiễn, tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sự thích ứng nghề nghiệp(thông qua việc thực hiện một trắc nghiệm),.... Qua đó phát hiện những tố chất, khả năng đặc biệt của thí sinh để nhà trường tạo điều kiện phát triển những năng lực đặc biệt đó trong quá trình đào tạo của mỗi thí sinh.( sẽ có bộ câu hỏi và đáp án phỏng vấn cụ thể, đảm bảo bí mật)
- Điểm phỏng vấn có giá trị từ 0 đến 10.
- Qui đổi điểm phỏng vấn ra thang điểm 10% theo công thức:
Điểm kết quả phỏng vấn * 10/10 |
b) Phương thức 2.
Nhà trường sẽ dành 20 % chỉ tiêu để xét tuyển theo kết quả thi 3 chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức với nguyên tắc căn cứ vào điểm sàn của Bộ qui định.
c) Lịch tuyển sinh của trường
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển:
- Đợt I từ 20/6/2014 đến 30/7/2014
- Ngày thi phỏng vấn đợt I: từ 1 - 5 /8/2014
- Đợt II từ 6/8/2014 đến 15/10/2014
- Ngày thi phỏng vấn đợt II: từ 16 - 20/10/2014
d) Phương thức đăng kí của thí sinh
Bước 1: Thí sinh viết phiếu đăng kí xét tuyển theo mẫu của trường(có đăng trên trang Web của trường) gửi cho cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường THPT để tập hợp lại, sau đó sẽ gửi cho phòng đào tạo trường Đại học Thành Đông. Thí sinh cũng có thể gửi phiếu đăng kí trực tiếp cho trường ĐHTĐ qua con đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho phòng đào tạo của trường.
Bước 2: Thí sinh làm hồ sơ đăng kí xét tuyển
- Hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường bao gồm:
+ Phiếu đăng kí xét tuyển;
+ Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT(đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm học 2013 - 2014)(bản sao);
+ Bảng điểm tốt nghiệp THPT(bản sao);
+ Học bạ THPT(bản sao)
+ Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo ngày phỏng vấn và kết quả xét tuyển.
- Sàn sơ tuyển: Điều kiện để trường nhận hồ sơ xét tuyển:
+ Điều kiện 1: Có bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT(đối với học sinh tốt nghiệp năm học 2013 - 2014) và bảng điểm tốt nghiệp THPT
+ Điều kiện 2: Điểm trung bình các môn học trong 3 năm THPT từ 6.0 điểm trở lên.
- Sàn xét tuyển:
Là tiêu chuẩn tối thiểu để thí sinh có thể vào học tại trường: Tổng điểm 3 tiêu chí: 60/100 điểm.
e) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
- Chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng: Thực hiện theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và qui đổi ra thang điểm 100.
- Thí sinh có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.
- Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường thực hiện theo Qui chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
g) Thủ tục nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển và lệ phí tuyển sinh
Theo đúng thời hạn qui định của trường, thí sinh phải nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển và lệ phí xét tuyển về trường ĐHTĐ qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp cho phòng đào tạo trường ĐHTĐ.
- Lệ phí tuyển sinh (bao gồm sơ tuyển và xét tuyển): thực hiện theo quyết định hiện hành của Bộ tài chính .
2. Phân tích ưu nhược điểm của phương án tuyển sinh
a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Bác bộ với hơn 1,8 triệu dân, bao gồm 12 huyện, thị xã, thành phố, có 265 xã phường, thị trấn và hơn 100 cơ quan, đơn vị hành chính, hàng ngàn doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh. Trong ngành giáo dục hiện có 54 trường THPT và 12 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Hàng năm có hơn 20.000 học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông. Trong nhiều năm qua, chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh Hải Dương luôn đứng trong tốp đầu của cả nước. Tuy vậy, số học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học chưa nhiều. Ví dụ trong kì thi tuyển sinh năm 2013, chỉ có 40,56 % học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học còn hơn 59% học sinh đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa có điều kiện được vào học các trường cao đẳng, đại học. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương và đất nước.
Có thể nói, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay chưa tạo ra sự phân hóa rõ rệt về xu hướng nghề nghiệp cho học sinh trong quá trình học tập.
Trong khi đó nhà trường đang đào tạo 6 chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin, Quản lí đất đai, Công nghệ kĩ thuật xây dựng. Việc sử dụng phương thức tuyển sinh này nhất là thông qua phần trắc nghiệm và phỏng vấn (trong đó trắc nghiệm chỉ là phần tham khảo không cho điểm) sẽ giúp nhà trường tìm ra được những thí sinh có hệ số phù hợp cao giữa sở trường, năng lực của bản thân với tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo.
b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất.
- Tuyển sinh theo phương thức mới là dựa trên kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông nói chung, đặc biệt là 3 năm học ở THPT chứ không chỉ dựa vào kết quả một kì thi tuyển sinh, điều đó tạo cho học sinh phát huy được năng lực học tập của mình ở trường đại học.
- Sự thuận lợi trong việc lựa chọn chuyên ngành đào tạo ở trường đại học Thành Đông dựa trên kết quả học tập tốt các môn ở trường phổ thông sẽ giúp các em phấn khởi hơn trong quá trình học tập chuyên sâu.
- Phương thức tuyển sinh mới tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.
c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh.
- Nhà trường sẽ thu hút được đông đảo thí sinh tham gia xét tuyển vì nó phủ hợp với xu hướng phát triển đại học của thế giới lấy kết quả học tập ở trường phổ thông làm chuẩn đầu vào các trường đại học.
- Hàng năm tỉnh Hải Dương có gần 20.000 học sinh tốt nghiệp THPT, đấy là chưa kể đến các tỉnh ở lân cận, trong đó rất nhiều em có nguyên vọng, ước mơ được đào tạo ở bậc đại học để nâng cao trình độ học vấn của mình. Phương thức tuyển sinh của nhà trường sẽ được nhiều em hưởng ứng vì nó đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của đông đảo các em.
- Nhà trường có một đội ngũ cán bộ, giáo viên giàu tâm huyết và một cơ sở vật chất khá đầy đủ để thực hiện phương thức tuyển sinh mới.
- Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương áp dụng phương thức tuyển sinh mới theo phương châm tự chủ, tự chịu trách nhiệm, do đó, không tránh khỏi sự băn khoăn, kể cả sự hoài nghi của các bậc phụ huynh và các em học sinh về chất lượng đào tạo. Bởi thế, nhà trường sẽ phải làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tư vấn cho mọi người hiểu rõ lợi ích của phương thức tuyển sinh mới và sự phù hợp của nó trong xu thế phát triển của giáo dục đại học ở Việt Nam và thế giới.
d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.
- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 năm học THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những em kém.
- Vì xét tuyển, nên có thể tận dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ quản lí lãnh đạo tác động tới lãnh đạo nhà trường.
Để khắc phục những hiện tượng trên, nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:
- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.
- Công khai rộng rãi Qui chế tuyển sinh của nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình tuyển sinh của nhà trường.
- Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh của trường và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.
3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh
a) Điều kiện về con người
Hiện tại nhà trường có 65 cán bộ cơ hữu và thỉnh giảng. Trong đó có 5 giáo sư, 11 phó giáo sư, 12 tiến sĩ, 24 thạc sĩ, 12 cử nhân, có 1 người trình độ cao đẳng.(có danh sách phụ lục kèm theo).
Để xây dựng nội dung phỏng vấn, trường đã giao nhiệm vụ cho 06 người ( 01 tiến sĩ Sư phạm - Tâm lí làm trưởng ban và 5 thạc sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng và Quản lí đất đai). Các cán bộ trên đều là những người đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Những cán bộ này sẽ được tập huấn kĩ càng trước khi thực hiện nhiệm vụ.
b) Về cơ sở vật chất
Về cơ sở vật chất nhà trường có khu khuôn viên rộng 17 ha, nằm trên địa bàn phường Tứ Minh trung tâm thành phố Hải Dương. Nhà trường đã xây dựng và đưa vào sử dụng tòa nhà 5 tầng với diện tích mặt sàn 6.475m2, trong đó có 11 phòng học, 3 phòng máy tính, 2 phòng học ngoại ngữ, 1 phòng thư viện, 2 phòng hội trường. 1 phòng họp, 2 phòng khách, 8 phòng làm việc hành chính. Khu vui chơi thể thao rộng 1000m2, có 8 phòng ở nội trú chứa được hơn 60 sinh viên. Có 1 nhà ăn tập thể để phục vụ cán bộ và sinh viên.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nội dung những việc cần thực hiện trong quá trình tổ chức xét tuyển:
a) Công tác chuẩn bị tuyển sinh
- Căn cứ quy định của Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh, trường ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.
Hội đồng tuyển sinh của trường do Hiệu trường hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo làm chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tuyển sinh của trường.
Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc: Ban cơ sở vật chất; Ban thanh tra; Ban sơ tuyển, Ban phỏng vấn, Ban xét tuyển;...
- Trường thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.
Thông tin tuyển sinh của trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.
- Ban hành các Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh, các Ban giúp việc Hội đồng; các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh;( những công việc trên do phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học chịu trách nhiệm thực hiện)
- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm,... cho việc tổ chức xét tuyển sinh; (phòng Hành chính - Tổng hợp chịu trách nhiệm thực hiện)
b) Tổ chức tuyển sinh
- Dưới sự chỉ đạo của HĐTS, các Ban: Thư kí, sơ tuyển, phỏng vấn, xét tuyển, phúc khảo, thanh tra, cơ sở vật chất sẽ thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của minh như Qui chế tuyển sinh của trường đã qui định.
- Sau khi Ban sơ ruyển tập hợp được đầy đủ hồ sơ của các thí sinh tham gia, sẽ báo cáo HĐTS để tổ chức phỏng vấn. Việc phỏng vấn được tiến hành trong hai đợt như đã thông báo.
- Nội dung phỏng vấn do tập thể Ban phỏng vấn xây dựng theo nguyên tắc bảo mật như làm đề thi. Ban phỏng vấn sẽ xây dựng một hệ thống gồm 50 câu hỏi có nội dung khác nhau. Chủ tịch HĐTS sẽ xét duyệt nội dung phỏng vấn trước khi đưa ra thực hiện. Các giám khảo tham gia phỏng vấn là những người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục, làm việc theo nguyên tắc: khách quan, công bằng, cụ thể, chính xác. Mỗi bàn phỏng vấn gồm 02 giám khảo, làm việc theo nguyên tắc độc lập. Sau mỗi buổi chấm phỏng vấn, hai giám khảo phải thống nhất được điểm của thí sinh báo cáo về Ban Thư kí HĐTS và kí vào biên bản bàn giao kèm theo phiếu dàn bài trả lời của thí sinh.
- Trước khi tham gia phỏng vấn, mỗi thí sinh sẽ thực hiện một bài trắc nghiệm về khuynh hướng nghề nghiệp. Nhà trường sẽ tham khảo kết quả trắc nghiệm này tư vấn cho thí sinh trong việc chọn ngành nghề để học trong quá trình đào tạo. Nhà trường không chấm điểm trắc nghiệm này.
- Khi thí sinh tham gia phỏng vấn sẽ bốc thăm câu hỏi và được chuẩn bị trong vòng 10 - 15 phút, sau đó sẽ trả lời 15 - 20 phút. Thí sinh phải xây dựng dàn ý trả lời trên giấy trắng ( do trường phát) và nộp lại cho giám khảo sau khi trả lời để làm bằng chứng giải quyết các khiếu kiện (nếu có).
- Ban Thanh tra tuyển sinh sẽ thường xuyên giám sát quá trình phỏng vấn để ngăn ngừa và xử lí kịp thời các hiện tượng tiêu cực ( nếu có).
- Kết quả phỏng vấn sẽ được công bố công khai sau từng ngày. Những thí sinh nào có thắc mắc phải nộp đơn cho ban thanh tra ngay trong ngày hôm đó.
- Quá trình phỏng vấn sẽ được tổ chức thi một cách nghiêm túc nhằm giúp nhà trường nhận ra những năng lực thực tiễn, năng lực tư duy, năng khiếu riêng của sinh viên, hoàn cảnh gia đình để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực trong quá trình đào tạo ở nhà trường,
- Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thi và các phương tiện phục vụ cho quá trình xét tuyển nhất lầ giai đoạn phỏng vấn.
- Nhà trường sẽ mời lực lượng công an tham gia giám sát quá trình tuyển sinh, đặc biệt là thời gian các đợt phỏng vấn.
c) Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh.
Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do đồng chí Chủ tịch Công đoàn và Trưởng Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐTS trường.
Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.
d) Việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan
- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh.
+ Hội đồng tuyển sinh của trường
+ Ban thanh tra công tác tuyển sinh
+ Hòm thư góp ý của nhà trường
- Trách nhiệm của người tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và được xác minh về tính chính xác.
- Các cá nhân và tổ chức tiếp nhận thông tin tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp.
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo qui định
Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh 2014. Kết thúc kỳ tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo.
f) Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh.
- Nhà trường thường xuyên được Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm giúp đỡ đặc biệt là việc cấp đất sử dụng.
- Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhất là phòng giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và phòng phổ thông; Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương, Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh và Đài phát thanh 12 huyện, thị, thành phố trong tỉnh.
- Nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh.
- Nhà trường có mối quan hệ gắn bó với 54 trường THPT và 12 Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh và một số trường THPT ở các huyện thuộc các tỉnh lân cận: Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh
- Nhà trường đã phối hợp với Hội khuyến học, Hội Cựu Giáo chức tỉnh và các Hội Khuyến học các xã phường trong toàn tỉnh.
- Nhà trường sẽ phối hợp với công an tỉnh trong khi tổ chức phỏng vấn.
Quy trình xét tuyển xem tại đây
Phần thứ tư
LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG
1. Lộ trình cụ thể cho năm học 2014 - 2015:
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh làm quen với cách xét tuyển mới nên năm đầu nhà trường dùng 2 tiêu chí 1-2 (điểm thi tốt nghiệp và học bạ THPT) làm tiêu chuẩn xét tuyển chính, với tỉ trọng điểm cho từng tiêu chí lần lượt là: 50%; 40%; tiêu chí còn lại có tỉ trọng: 10%;
Sau khi lấy ý kiến góp ý trên các phương tiện thông tin đại chúng cho đề án theo quy định, trường sẽ hoàn thiện và thực hiện từ năm 2014. Hàng năm, sau kỳ tuyển sinh, trường sẽ tổ chức rút kinh nghiệm và sẽ có các điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng tuyển chọn cho những năm sau.
3. Cam kết của nhà trường
- Trường đại học Thành Đông tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường đại học Thành Đông cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.
Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử…, Trường Đại học Thành Đông rất mong Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Đại học Thành Đông góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới.
KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC TS. Phạm Trung Thanh |
V. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN
1. Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng và các văn bản hướng dẫn
QUY CHẾ
Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức phỏng vấn, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.
2. Quy chế này áp dụng từ năm học 2014-2015.
Điều 2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh
1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo "Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo" ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Trường Đại học Thành Đông có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Điều 3. Điều kiện dự xét tuyển
Thực hiện theo Qui chế tuyến sinh của Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành.
Điều 4. Diện trúng tuyển
Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, có kết quả phỏng vấn và đạt điểm trúng tuyển do nhà trường quy định cho từng đối tượng.
Điều 5. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
Thực hiện theo qui chế của Bộ và qui đổi sang thang điểm của trường
Điều 6. Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả
Thí sinh gửi hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Thành Đông. Hồ sơ ĐKDT gồm có:
- Hồ sơ sinh viên (theo mẫu chung của Bộ GD-ĐT)
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc BTVH, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với học sinh tốt nghiệp THPT hoặc BTVH năm 2014;
- Bản sao công chứng học bạ trung học phổ thông (mang theo bản chính để đối chiếu);
- Bản sao giấy khai sinh;
- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) (mang theo bản chính để đối chiếu);
- 02 bản sao giấy chứng minh nhân dân (có bản chính để đối chiếu);
- 04 ảnh 3x4 (chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây) có ghi tên, địa chỉ, ngày sinh sau ảnh;
Sau khi trúng tuyển phải bổ sung thêm 2 loại giấy tờ sau :
- Giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn;
- Giấy chuyển nghĩa vụ quân sự (đối với thí sinh nam).
Chương II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH
Điều 7. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.
1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;
b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo – NCKH.
d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường
HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: xây dựng nội dung xác định tính cách của học sinh và sự phù hợp với ngành nghề nhất định; xây dựng nội dung phỏng vấn nhằm đánh giá kiến thức tổng hợp, năng lực thực tiễn tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sở thích,.... Qua đó phát hiện những tố chất, khả năng đặc biệt của thí sinh; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc xét tuyển; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố có trường).
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐTS trường:
a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế Tuyển sinh Trường;
b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;
c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường;
d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban sơ tuyển, Ban phỏng vấn, Ban phúc khảo. Tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng trường, Chủ tịch HĐTS trường có thể thành lập Ban Cơ sở vật chất hoặc chỉ định một nhóm cán bộ để phụ trách công tác cơ sở vật chất cho kỳ thi tuyển sinh của trường. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;
đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
Điều 8. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Đào tạo-NCKH, các phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;
b) Nhận kết quả trắc nghiệm tính cách và kết quả phỏng vấn;
đ) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan tới kết quả kiểm tra và phỏng vấn.
e) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;
h) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:
a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét ra quyết định cử vào Ban Thư ký;
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.
Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Sơ tuyển
1. Thành phần Ban xét tuyển gồm có:
a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;
c) Các Uỷ viên bao gồm một số Trưởng phòng (Tổ chức Cán bộ, Công tác Học sinh - Sinh viên, Tài vụ, Đào tạo, Bảo vệ, Hành chính tổng hợp, Quản trị, Ban Ký túc xá), một số Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an (nơi cần thiết có thể thêm một số kiểm soát viên quân sự);
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban sơ tuyển
Điều hành toàn bộ công tác giám sát test tính cách và phỏng vấn thí sinh từ việc bố trí lực lượng giám sát, thu và bàn giao các kêt quả test và phỏng vấn, bảo đảm an toàn cho đợt xét tuyển và bài thi của thí sinh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Sơ tuyển:
a) Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác giám sát tiếp nhận hồ sơ, test tính cách và phỏng vấn thí sinh tại trường, quyết định danh sách thành viên Ban xét tuyển, danh sách cán bộ giám sát, trật tự viên, cán bộ y tế, công an, kiểm soát quân sự, nhân viên phục vụ đợt xét tuyển;
b) Quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình xét tuyển.
c) Cử cán bộ phụ trách nhận kết quả test và phỏng vấn từ Ban phỏng vấn
4. Cán bộ giám sát quá trình xét tuyển và các thành viên khác của Ban xét tuyển:
a) Phải là những cán bộ có tinh thần trách nhiệm, vô tư, trung thực, không được làm nhiệm vụ tại địa điểm tổ chức phỏng vấn và test có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển;
b) Nếu thiếu cán bộ giám sát, Ban Sơ tuyển được phép sử dụng sinh viên các năm cuối đang học tại trường mình hoặc mời giảng viên của các trường khác, giáo viên các trường trung học, cán bộ đang công tác tại các cơ quan chủ quản cấp trên của trường làm cán bộ giám sát nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của trường hoặc cơ quan quản lý cán bộ, giáo viên.
Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban phỏng vấn
1. Thành phần Ban phỏng vấn gồm có:
a) Trưởng ban do Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch HĐTS trường chỉ định;
d) Giúp việc Ban phỏng vấn có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in kết quả phỏng vấn.
e) Cán bộ tổ chức cho thí sinh làm bài test tính cách phát hiện sự phù hợp với nghề nghiệp nhất định.
f) Cán bộ phỏng vấn trực tiếp thí sinh: kết hợp với kết quả bài test tính cách, cán bộ phỏng vấn thí sinh nhằm đánh giá, phát hiện các kỹ năng của thí sinh.
Cán bộ phỏng vấn được bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban phỏng vấn
a) Giúp Chủ tịch HĐTS trường xác định yêu cầu xây dựng nội dung xác định tính cách, khả năng của thi sinh về năng lực thực tiễn, tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sở thích,.... Qua đó phát hiện những tố chất, khả năng đặc biệt của thí sinh.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Phỏng vấn:
a) Lựa chọn người tham gia xây dựng nội dung phỏng vấn, kiểm tra. Xác định yêu cầu biên soạn, phản biện nội dung phỏng vấn;
c) Chọn nội dung phỏng vấn, xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về nội dung phỏng vấn;
d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐTS trường về chất lượng chuyên môn.
e) Cử ít nhất hai (02) cán bộ phỏng vấn cho một (01) thí sinh,
Điều 11. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:
a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Xét tuyển không đồng thời làm Trưởng ban Phúc khảo;
b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác;
b) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã chấm phúc khảo.
Chương III
XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN
Điều 12. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển
Xây dựng điểm trúng tuyển: Trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm đạt được của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Điều 13. Công bố điểm trúng tuyển, xử lý trường hợp thất lạc bài thi, chứng nhận kết quả thi cho thí sinh
1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS trường dự kiến, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao.
2. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm ở tiêu chí nào do lỗi của HĐTS làm thất lạc bài thi thì Chủ tịch HĐTS trường có trách nhiệm thông báo cho thí sinh biết và quyết định tổ chức xét tuyển hoàn thiện tiêu chí còn thiếu. Thí sinh không dự xét tuyển tiêu chí bổ sung thì không được xét tuyển.
3. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm một tiêu chí nào đó do lỗi của HĐTS trường nhưng tổng số điểm các tiêu chí còn lại bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển vào trường đã dự thi thì Chủ tịch HĐTS trường gọi thí sinh vào học theo ngành đã đăng ký mà không cần tổ chức xét tuyển bổ sung tiêu chí thiếu.
Điều 14. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường
1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.
3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:
a) Học bạ;
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;
c) Giấy khai sinh;
d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, các trường đều thu bản photocopy có công chức;
đ) Giấy triệu tập trúng tuyển;
e) Hồ sơ trúng tuyển.
4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.
Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.
Điều 15. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Bộ phận thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.
2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.
4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ
Điều 16. Chế độ báo cáo
Tháng 10/2014, trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ cho các Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.
Điều 17. Chế độ lưu trữ
Tất cả các bài thi của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ thi tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Bài thi của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi. Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các môn thi, điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 18. Khen thưởng
1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, thành phố khen thưởng theo quy định.
2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.
Điều 19. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế
Thực hiện theo Qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định
Điều 20. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế
Thực hiện theo Qui chế của Bộ giáo dục đào tạo qui định
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ TS CỦA TRƯỜNG QUA 4 NĂM (2010 – 2013)
Năm | ĐH | CĐ | LIÊN THÔNG | DBĐH | TỔNG |
2010 | 7 | 7 | |||
2011 | 21 | 20 | 133 | 174 | |
2012 | 9 | 6 | 67 | 34 | 116 |
2013 | 44 | 8 | 40 | 25 | 117 |
TỔNG | 81 | 34 | 240 | 59 | 414 |
PHỤ LỤC 3. CÁC NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG
Trình độ đào tạo | Ngành đào tạo | Mã ngành |
Đào tạo đại học | Kế toán | D340301 |
Tài chính ngân hàng | D340201 | |
Quản trị kinh doanh | D340101 | |
Công nghệ thông tin | D480201 | |
Quản lý đất đai | D850103 | |
Công nghệ kỹ thuật xây dựng | D510103 | |
Đào tạo cao đẳng | Kế toán | C340301 |
Tài chính ngân hàng | C340201 | |
Quản trị kinh doanh | C340101 | |
Công nghệ thông tin | C480201 | |
Quản lý đất đai | C850103 | |
Công nghệ kỹ thuật xây dựng | C510103 |
PHỤ LỤC 4.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DANH SÁCH CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN, NHÂN VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG CƠ HỮU VÀ THỈNH GIẢNG
(Tính đến tháng 01/2014)
STT | Họ và tên | Năm sinh | Địa chỉ thường trú | Học vị/chức danh | Chuyên ngành | ||
01 | Phạm Trung Thanh | 1943 | 10/23 Lê Chân, thành phố Hải Dương | TS, Phó HT thường trực | Sư phạm -Tâm lý | ||
02 | Lê Văn Hạnh | 1952 | Thành phố Hải Dương | CN, Bí thư chi bộ-Phó Hiệu trưởng | |||
03 | Hoàng Chí Công | 1952 | 12/33/36 Cô Đông, Bình Hàn, thành phố Hải Dương | CN, Phó Tr. phòng Hành chínhTổng hợp | Toán | ||
04 | Nguyễn Thị Thu | 1984 | 51/75 Lê Thanh nghị, thành phố Hải Dương | ThS, Phó Tr. phòng Đào tạo-NCKH | Kinh tế | ||
05 | Nguyễn Văn Minh | 1984 | Phạm Mệnh, Kinh Môn, Hải Dương | ThS, Phó GĐ Trung tâm BD kiến thức | Tài chính-Ngân hàng | ||
06 | Đồng Thị Lương | 1985 | Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương | CN, Phó GĐ Trung tâm Ngoại ngữ | Tiếng Anh | ||
07 | Cà Ngọc Chung | 1981 | Phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương | CN, Chủ tịch Công đoàn | Toán | ||
08 | Lê Thu Thuỷ | 1986 | 24 Phạm Hồng Thái, thành phố Hải Dương | CN, Bí thư Đoàn trường | Quản trị Kinh doanh | ||
09 | Tiêu Văn Giang | 1975 | 2/371 Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương | ThS, Giảng viên | Tin học | ||
10 | Phạm Thị Nguyệt | 1984 | Cẩm Đoài, Cẩm Giàng, Hải Dương | ThS, Giảng viên | Quản lý đất đai | ||
11 | Nguyễn Thị Tâm | 1952 | Tổ dân phố Thành Trung, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội | PGS, TS,GV | Kinh tế, kế toán | ||
12 | Dương Thị Tuệ | 1950 | Từ Liêm, HN 0913.542.770 | TS,GV | Kinh tế | ||
13 | Nguyễn Thị Thanh | 1954 | 125, Đ. Thanh Niên, TP. Hải Dương | ThS,GV | Kinh tế nông nghiệp | ||
14 | Nguyễn Quang Miên | 1952 | TT Lai Cách- Cẩm Giàng- Hải Dương | ThS, GV | Triết học | ||
15 | Hà Văn Khương | 1947 | 137/134 Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, HN | ThS | Kinh tế | ||
16 | Hoàng Thị Bích Loan | 1961 | Tổ 2, cụm 5, Xuân La, Tây Hồ, HN | PGS,TS | Kinh tế | ||
17 | Nguyễn Thị Sang | 1954 | P. Ngọc Châu- TP Hải Dương | ThS | Kế toán | ||
18 | Đặng Thị Mai | 1976 | Số 61 Phạm Công Bân, P. Hải Tân, TP Hải Dương | ThS | Tư tưởng HCM | ||
19 | Nguyễn Thị Thu Hường | 1978 | 124, Minh Khai, HN | ThS | Kinh tế vi mô | ||
20 | Trịnh Xuân Yên | 1982 | Phương Hưng- Gia Lộc- Hải Dương | ThS | Toán | ||
21 | Trần Thị Hồng Huệ | 1978 | 73A, ngõ 71, phố Hoàng Hoa Thám, HN | ThS | Kế toán tài chính | ||
22 | Phạm Văn Hiểu | 1955 | 05/107 Chi Lăng, P. Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương | ThS | Pháp lý | ||
23 | Vũ Thị Mẫu | 1986 | Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương | ThS | Tiếng Anh | ||
24 | Vũ Lan Nhung | 1979 | Dịch Vọng, HN | ThS | Kinh tế | ||
25 | Nguyễn Thị Bích Điệp | 1982 | Khoa TC trường TC-QTKD | ThS | Kinh tế | ||
26 | Nguyễn Đức Học | 1952 | Số 57, phố Bắc Kinh, TP Hải Dương | GVC | CNXHKH | ||
27 | Trần Văn Chính | 1950 | 2/47 Đội cấn, Hà Nội | PGS,TS | Nông học | ||
28 | Hà Thị Thanh Bình | 1954 | Số 16, tổ 17, Thạch Bàn, Long Biên, HN | PGS,TS | Canh tác | ||
29 | Trần Thị Thanh Hà | 1980 | Linh Đàm, Hoàng Liệt, HoàngMai, HN | ThS | Tài chính ngân hàng | ||
30 | Nguyễn Thị Thắm | 1980 | P. Phạm Ngũ Lão- TP. Hải Dương | ThS | Toán- Tin ứng dụng | ||
31 | Ngô Thị Thu Hằng | 1979 | Số 15, Đường C, Tổ Thành Trung, Trâu Quỳ, Gia Lâm,HN | ThS | Kế toán tổng hợp | ||
32 | Nguyễn Huy Hòa | 1987 | Thiên Khánh- Quang Hưng- Ninh Giang- Hải Dương | CN | TDTT | ||
33 | Phạm Thị Linh | 1986 | P. Việt Hòa, TP Hải Dương | ThS | Toán | ||
34 | Quyền Đình Hà | 1953 | 22/4, Đường 1, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội | PGS,TS | Kinh tế | ||
35 | Trần Quang Trung | 1974 | TT Trâu Quỳ- Gia Lâm – HN | ThS | Kinh tế nông nghiệp | ||
36 | Nguyễn Thị Hoàng Giang | 1985 | TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – HN | ThS | Tài chính | ||
37 | Trần Thị Hiền | 1953 | Số 6/6, đường E, Thành Trung, TT Trâu Quỳ, HN | ThS, | KH nông nghiệp | ||
38 | Đinh Ngọc Tú | 1979 | 10A, Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương | ThS | QTKD | ||
39 | Nguyễn Thanh Trà | 1954 | Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội | PGS,TS | Quản lý đất đai | ||
40 | Trần Thị Thanh Hà | 1980 | Linh Đàm, Hoàng Liệt, HoàngMai, HN | ThS | Tài chính ngân hàng | ||
41 | Phùng Văn Ứng | 1982 | An Thổ - Nguyên Giáp - Tứ Kỳ - Hải Dương | ThS | Kinh tế chính trị | ||
42 | Đặng Thị Mai | 1970 | Trường chính trị tỉnh Hải Dương | ThS | Triết học | ||
43 | Nguyễn Đức Học | Số 57, phố Bắc Kinh, TP Hải Dương | GVC | CNXHKH | |||
44 | Nguyễn Thị Vòng | 1954 | Số 43, đường S, Tổ dân phố Nông lâm, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN | PGS,TS | Quy hoạch đất đai | ||
45 | Phạm Ngọc Dũng | 1942 | Đường I, tổ dân phố Nông Lâm, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN | PGS,TS | Cải tạo đất | ||
46 | Nguyễn Văn Hảo | Số 38, ngõ 553, đường Giải Phóng, HN | NGƯT, PGS,TS | Kinh tế; TC - NH | |||
47 | Đào Thị Thu | 1947 | 10/4/5 Hoàng Cầu, Ô chợ dừa, Hà Nội | TS, | Thổ nhưỡng | ||
48 | Nguyễn Đông Lĩnh | 1949 | P 212, nhà K11A, TT Phường Bách khoa, HN | ThS | QTKD | ||
49 | Nguyễn Thị Bích Hiệp | 1976 | Số 88, tổ 12, P Quang Trung, TP. Thái Nguyên | ThS | QLĐĐ | ||
50 | Phan Thị Thuận | Số 24, ngõ 37/16, Lê Thanh Nghị, HN | PGS,TS | QTKD | |||
51 | Phan Kim Chiến | 1950 | Phòng 106, nhà A14, TT ĐHKTQD, HN | PGS,TS | QTKD | ||
52 | Nguyễn Quốc Trân | 1950 | CN, GVC | Kinh tế | |||
53 | Lê Tự Tiến | 1950 | P 307, T9, CT18, khu đô thị Việt Hưng, Long Biên, HN | TS | Kế toán | ||
54 | Nguyễn Thị Nụ | 1949 | Số 42, TT ĐH Kiến trúc, HN | ThS | Kế toán | ||
55 | Nguyễn T Thúy Hồng | 1950 | P84, N2, Khu đô thị Pháp Vân, P. Hoàng Liệt, HN | PGS.TS | Kế toán | ||
56 | Đinh Đăng Quang | 1948 | Số 2, ngõ 40/30/15, Tạ Quang Bửu, HN | PGS.TS | QTKD | ||
57 | Đinh Thị Ngọc Quyên | 1946 | 38, Phố Huế, HN | TS | Kinh tế | ||
58 | Đặng Thị Thiêm | 1949 | Ngõ 16, Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, HN | ThS | Kinh tế | ||
59 | Nguyễn Từ | 1946 | Số 29/A19 Nam Nghĩa Tân, Cầu Giấy, HN | GS.TS | Kinh tế | ||
60 | Trần Đình Đằng | 1946 | Trường ĐH Nông nghiệp HN | GS.TS | Kinh tế | ||
61 | Lê Thị Hồng Phương | 1955 | 30/174 Kim Ngưu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, HN | TS | Kinh tế | ||
62 | Bùi Minh Trí | 1939 | P5, F5 ngõ 40/60 Tạ Quang Bửu, ĐH Bách khoa, HN | PGS.TS | CNTT | ||
63 | Bùi Minh Vũ | 1943 | Học viện Kinh tế quốc tế | GS.TS | QTKD | ||
64 | Nguyễn Quang Dật | P1, B1, TT Đại học Kinh tế, HN | ThS | TC - NH | |||
65 | Lê Trọng Vinh | 1941 | Hộ 202, nhà K16, Phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, HN | PGS.TS | Kinh tế | ||
66 | Phạm Thị Minh Nguyệt | P. 1532, CT 2B, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội | TS | QTKD, Marketing | |||
67 | Đặng Thị Cẩm Hà | 1953 | Số 3 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, HN | PGS.TS | Kinh tế | ||
68 | Nguyễn Quang Duệ | 1945 | Tổ 2 Cụm1, Xuân La, Tây Hồ, HN | TS | Kinh tế xây dựng | ||
69 | Nguyễn Văn Hậu | 1949 | P 1512, CT 2B, Mỹ Đình 2, Từ Liêm, HN | PGS,TS | Kinh tế | ||
70 | Phạm Thị Thu | 1988 | Phú Lương, Nam Đồng, thành phố Hải Dương | CN | Kế toán | ||
71 | Phạm Thị Trang | 1986 | 67 Phan Chu Trinh, Phường Nhị Châu, thành phố HD | CN | Tin học | ||
72 | Bùi Văn Tú | 1986 | P. Tứ Minh, thành phố Hải Dương | CN | TDTT | ||
73 | Phạm Thu Thuận | 1981 | 54 Triệu Quang Phục, thành phố Hải Dương | CN | Tin học | ||
74 | Phạm Xuân Quỳnh | 1981 | Khu 17, phường Lê Thanh Nghị, thành phố HD | CN | Tiếng Anh | ||
75 | Lê Minh Tân | 1984 | Quyết Thắng, Thanh Hà, Hải Dương | CN | QTKD | ||
76 | Trần Hồng Hợp | 1986 | Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương | Kỹ sư | Công nghệ cơ điện & bảo trì | ||
77 | Nguyễn Minh Tuấn | 1983 | Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương | Kỹ sư | Hệ thống điện | ||
78 | Nguyễn Thị Thuý Hằng | 1988 | 5A/35 Chợ Con, thành phố Hải Dương | CN | QTKD | ||
79 | Nguyễn Thị Hằng | 1989 | Phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương | CN, Văn thư-Thủ quỹ | SP Giáo dục công dân | ||
80 | Bùi Thị Ánh Phương | 1980 | 12B/125 Bình Minh, thành phố Hải Dương | CN, Thư viện | Thông tin-Thư viện | ||
81 | Đỗ Thị Lá | 1987 | 73 Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, thành phố HD | CN, Công tác sinh viên | Kế toán | ||
82 | Đinh Thị Phương Thảo | 1979 | Cao Xá, Cao An, Cẩm Giàng, Hải Dương | CĐ, Kế toán | Kế toán | ||
83 | Đinh Thị Thuận Hảo | 1984 | Khu 13, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương | Kỹ thuật viên CNTT, Nhân viên | |||
84 | Vũ Văn Xếp | 1963 | Trường Đại học Thành Đông | Tổ trưởng bảo vệ | |||
85 | Nguyễn Đăng Sinh | 1952 | Trường Đại học Thành Đông | NV Bảo vệ | |||
86 | Nguyễn Thành Long | 1961 | Trường Đại học Thành Đông | NV Bảo vệ | |||
87 | Nguyễn Thị Ngọc | 1980 | Trường Đại học Thành Đông | NV Nhà ăn tập thể | |||
88 | Nguyễn Thị Pha | 1983 | Phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương | NV Nhà ăn tập thể | |||
89 | Vũ Thị Yến | 1958 | Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương | NV Lao công | |||
90 | Lưu Thị Chiến | 1963 | Thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng, | NV Lao công |