ĐỀ ÁN
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
Căn cứ pháp lý xây dựng đề án:
- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;
- Luật Giáo dục Đại học;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
- Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";
- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;
- Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ vào tính đặc thù của giáo dục vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Trường Đại học Đồng Tháp xây dựng Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
1. Mục đích
- Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Thực hiện chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học;
- Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương, nhu cầu nhân lực xã hội cần và đáp ứng mục tiêu của từng ngành đào tạo của Trường;
- Đánh giá một cách toàn diện và chính xác năng lực thực tiễn, động cơ học tập của thí sinh;
- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng.
2. Nguyên tắc
- Đề án của Trường hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật Giáo dục Đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 1, Dự thảo Quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 và các quy định tại Điều 34, Luật Giáo dục Đại học;
- Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực tổ chức thực hiện tuyển sinh của Trường;
- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo;
- Công khai, minh bạch; không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong quá trình tổ chức xét tuyển, thi tuyển; không gây áp lực cho xã hội và tốn kém cho thí sinh.
II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
1.1. Phương thức thi chung
- Năm 2014, Trường Đại học Đồng Tháp đăng ký thực hiện thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (trừ 7 ngành đại học, cao đẳng xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển).
- Nguồn tuyển: Tuyển sinh trong cả nước.
Việc tổ chức thi chung được thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.2. Phương thức xét tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển một số ngành
1.2.1. Xét tuyển:
a) Các ngành xét tuyển đại học gồm:
1. Nuôi trồng thủy sản - Mã ngành: D620301.
2. Quản lý văn hóa – Mã ngành: D220342.
3. Khoa học thư viện – Mã ngành: D320202.
4. Ngôn ngữ Trung Quốc – Mã ngành: D220204.
5. Công tác xã hội – Mã ngành: D760101.
b) Tiêu chí xét tuyển:
b1) Ngành Nuôi trồng thủy sản:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm các môn: Toán học, Hóa học, Sinh học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 90.0 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển;
b2) Các ngành Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công tác xã hội:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 90.0 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển;
c) Nguồn tuyển: Xét tuyển thí sinh trong cả nước.
1.2.2. Xét tuyển kết hợp thi tuyển đối với các ngành:
a) Các ngành xét tuyển kết hợp thi tuyển gồm:
a1) Trình độ đại học:
1. Sư phạm Âm nhạc - Mã ngành: D140221
2. Sư phạm Mỹ thuật - Mã ngành: D140222
a2) Trình độ cao đẳng:
1. Sư phạm Âm nhạc - Mã ngành: C140221
2. Sư phạm Mỹ thuật - Mã ngành: C140222
b) Tiêu chí xét tuyển kết hợp thi tuyển:
b1) Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc trình độ đại học:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm môn Ngữ văn lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 30.0 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu của Trường Đại học Đồng Tháp, gồm 2 môn Thẩm âm-Tiết tấu và Thanh nhạc;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển.
b2) Đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật, trình độ đại học:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm môn Ngữ văn lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 30.0 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thi tuyển môn năng khiếu theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu của Trường Đại học Đồng Tháp, gồm 2 môn: Hình họa chì và Trang trí;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển.
b3) Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc trình độ cao đẳng:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm môn Ngữ văn lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 27.5 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thi tuyển môn năng khiếu theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu của Trường Đại học Đồng Tháp gồm 2 môn: Thẩm âm-Tiết tấu và Thanh nhạc;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển.
b4) Đối với ngành Sư phạm Mỹ thuật, trình độ cao đẳng:
+ Tốt nghiệp THPT;
+ Tổng điểm môn Ngữ văn lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (05 học kỳ) đạt 27.5 điểm trở lên;
+ Đạo đức xếp loại khá trở lên;
+ Thi tuyển môn năng khiếu theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy trình, tiêu chí tuyển sinh năng khiếu của Trường Đại học Đồng Tháp, gồm 2 môn: Hình họa chì và Trang trí;
+ Thí sinh có nguyện vọng làm đơn và nộp hồ sơ xét tuyển.
c) Nguồn tuyển: tuyển sinh trong cả nước.
1.2.3. Thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển vào 7 ngành trên của Trường Đại học Đồng Tháp vẫn được đăng ký dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kỳ thi tuyển sinh chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
2. Quy trình xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển
2.1. Hồ sơ xét tuyển gồm:
- Hồ sơ đăng ký dự thi đại học năm 2014 (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Đơn xin xét tuyển (theo mẫu của Trường Đại học Đồng Tháp).
- Học bạ THPT (phô tô công chứng).
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).
- 3 ảnh chân dung mới cỡ 3x4.
2.2 Thời gian, phương thức và địa điểm nhận hồ sơ:
a) Thời gian:
- Đợt 1: Từ 14/3/2014 – 14/4/2014 bao gồm:
+ Hồ sơ đăng ký dự thi đại học.
+ Đơn xin xét tuyển.
+ Học bạ THPT lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 (phô tô công chứng).
+ 3 ảnh cỡ 3x4.
- Đợt 2: Từ 27/6/2014 – 01/7/2014 nộp bổ sung hồ sơ bao gồm:
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng).
b) Địa điểm: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường Đại học Đồng Tháp, số 783 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp.
c) Phương thức:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Trường Đại học Đồng Tháp.
- Gửi phát nhanh qua bưu điện về: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo - Trường Đại học Đồng Tháp, 783 Phạm Hữu Lầu, Phường 6, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp.
2.3. Thời gian thi năng khiếu: Từ ngày 11/7/2014 đến ngày 14/7/2014.
2.4. Thời gian xét tuyển: đối với 5 ngành: Nuôi trồng thủy sản, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công tác xã hội và xét điều kiện dự thi Năng khiếu đối với 2 ngành: Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật từ 03/7/2014-06/7/2014.
2.5. Quy trình xét tuyển:
- Thành lập Hội đồng xét tuyển:
+ Bước 1: sơ tuyển sau khi thí sinh nộp hồ sơ.
+ Bước 2: xét tuyển đối với 5 ngành: Nuôi trồng thủy sản, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công tác xã hội và xét điều kiện dự thi năng khiếu đối với thí sinh 2 ngành: Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật.
+ Bước 3: tổ chức thi năng khiếu.
+ Bước 4: xét tuyển ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật.
- Nguyên tắc xét tuyển:
Lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành. Riêng đối với ngành Nuôi trồng Thủy sản lấy thêm kết quả thi môn Toán học trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu; các ngành còn lại lấy thêm kết quả thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
- Chính sách ưu tiên: Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngoài ra, Trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.
- Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành.
- Chỉ tiêu tuyển sinh:
1. Nuôi trồng thủy sản: 100 chỉ tiêu.
2. Quản lý văn hóa: 100 chỉ tiêu.
3. Khoa học thư viện: 50 chỉ tiêu.
4. Ngôn ngữ Trung Quốc: 100 chỉ tiêu.
5. Công tác xã hội: 100 chỉ tiêu.
6. Sư phạm Âm nhạc, trình độ đại học: 80 chỉ tiêu; cao đẳng: 40 chỉ tiêu.
7. Sư phạm Mỹ thuật, trình đô đại học: 80 chỉ tiêu; cao đẳng: 40 chỉ tiêu.
Lưu ý: Với 5 ngành xét tuyển (Nuôi trồng thủy sản, Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công tác xã hội) nhà trường sẽ dành 20% của số chỉ tiêu trên đây để cho các thí sinh đã tham gia thi theo hình thức 3 chung được đăng ký xét nguyện vọng 2.
3. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển
Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển như đề xuất trong phương án cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (thông qua mức sàn tối thiểu về kết quả học tập ở phổ thông tương đối cao) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu). Kết quả triển khai thí điểm của các trường khối năng khiếu - nghệ thuật đã thực hiện trong năm qua là cơ sở thực tiễn để Trường đề xuất phương thức tuyển sinh đối với những ngành này.
Trong năm 2014, bên cạnh đổi mới phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu, trường cũng đề xuất thí điểm việc xét tuyển bằng kết quả học tập ở phổ thông đối với một số ngành, điều kiện đảm bảo chất lượng của việc xét tuyển này được ràng buộc bởi ngưỡng tối thiểu của kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình trong quá trình học tập. Căn cứ của việc sử dụng các ngưỡng đảm bảo chất lượng này là tỷ lệ tốt nghiệp loại khá ở các tỉnh trong những năm vừa qua chỉ dao động trong phạm vi từ 20-25 %; học sinh khá, giỏi chiếm 40 - 45%.
Ưu điểm của phương án đưa ra là:
- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.
- Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của Trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.
- Đảm bảo chất lượng và năng khiếu theo yêu cầu của ngành.
Nhược điểm là:
Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển (tồn tại số ảo khi xét tuyển).
4. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh
4.1. Về nhân lực: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 31/12/2013
Học hàm, học vị | Giáo sư | Phó giáo sư | Tiến sĩ | Thạc sĩ | Đại học |
Tỷ lệ | 0,02% | 0,04% | 8,2% | 57,7% | 34,1% |
4.2. Cơ sở vật chất: đến ngày 31/12/2013
Hạng mục | Diện tích sàn xây dựng (m2) |
a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại | 13.313,56 |
b) Thư viện, trung tâm học liệu | 1.010,88 |
c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập | 6.612,41 |
Tổng | 20.936,85 |
Trường Đại học Đồng Tháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhà trường huy động tối đa các nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức tuyển sinh đại học trong những năm qua, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND, các Sở, Ban, Ngành tỉnh tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh chung tại Đồng Tháp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và tuyển sinh riêng theo phương thức xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển đối với 7 ngành đề xuất trong đề án của Nhà trường. Cụ thể:
- Thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc tổ chức công tác tuyển sinh.
- Ban hành các văn bản, biểu mẫu phục vụ công tác thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Website của Nhà trường.
- Thực hiện theo đúng quy định về quy trình ra đề, in sao đề, bảo mật,... của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cử những cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất thực hiện xây dựng quy trình thi năng khiếu và ra đề thi.
- Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan Báo chí, Đài truyền hình tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển cho thí sinh.
- Tổ chức thu nhận hồ sơ, kiểm tra tính chính xác của hồ sơ theo quy định.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát: phối hợp với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh.
- Công tác tài chính: lập dự toán chi tiết về công tác tuyển sinh và cấp kinh phí đảm bảo công tác thi tuyển sinh.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.
- Cơ sở vật chất: phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp, các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất (trường thi, phòng thi, điện, nước...) để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, đúng quy chế.
IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Lộ trình:
Năm 2014:
- Trường Đại học Đồng Tháp thực hiện thi chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xét tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển 07 ngành đại học: Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nuôi trồng thủy sản, Công tác xã hội, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật; 02 ngành cao đẳng: Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật.
Năm 2015:
Ngoài việc thi chung, xét tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển các ngành như năm 2014, Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức thi riêng thí điểm 4 ngành: Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Việt Nam học và Quản lý giáo dục; với các môn thi: Toán học, Ngữ Văn và Tiếng Anh.
Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai thí điểm thi tuyển sinh riêng các ngành trên, Trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm để hoàn thiện phương án tuyển sinh làm tiền đề cho việc tự chủ thi tuyển sinh riêng các ngành còn lại vào năm 2016.
Năm 2016:
- Xét tuyển và xét tuyển kết hợp với thi tuyển 07 ngành đại hoc: Quản lý văn hóa, Khoa học thư viện, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nuôi trồng thủy sản, Công tác xã hội, Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật; 02 ngành cao đẳng: Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật.
- Thi tuyển sinh riêng cho tất cả các ngành còn lại.
2. Cam kết
- Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trường Đại học Đồng Tháp cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, thi tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường được công bố rộng rãi, công khai để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế.
Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học, thi cử…, Trường Đại học Đồng Tháp rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận cho Trường được tổ chức tuyển sinh theo Đề án như trên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trường Đại học Đồng Tháp góp phần thúc đẩy giáo dục đại học Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới.
Hiệu trưởng
PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ
PHỤ LỤC 1
1. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn
- Việc tổ chức thi tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Tổ chức xét tuyển và thi tuyển kết hợp với xét tuyển (sử dụng kết quả học tập ở THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT) tuân thủ theo các quy định tại các phần II, III của Đề án.
- Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản để hướng dẫn cán bộ và học sinh nắm vững và tổ chức thực hiện.
2. Giới thiệu về Trường, các ngành đào tạo của trường
2.1. Vài nét về Trường Đại học Đồng Tháp
Trường Đại học Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg ngày 10/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp. Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Trong quá trình phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (1997), Huân chương Lao động hạng Nhất (2003) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2009).
Nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Sau 5 năm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển 2006 – 2010, Trường Đại học Đồng Tháp đã phát triển vượt bậc và trở thành một trường đại học đào tạo đa trình độ, đa lĩnh vực.
Trường hiện có 14 khoa đào tạo với 3 ngành đào tạo trình độ cao học, 30 ngành đào tạo trình độ đại học, 17 ngành đào tạo trình độ cao đẳng; 2 trung tâm phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; 437 giảng viên, trong đó có 03 giáo sư và phó giáo sư, 36 tiến sĩ, 68 nghiên cứu sinh, 67 giảng viên chính và 149 thạc sĩ. Quy mô đào tạo năm học 2013 – 2014 của Trường là 12.008 sinh viên, gồm các loại hình chính quy, vừa làm vừa học, liên thông và văn bằng 2. Trường đã và đang liên kết với một số trường đại học đào tạo 27 chuyên ngành thạc sĩ với 1.548 học viên.
Trường Đại học Đồng Tháp đang triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với các mục tiêu và giải pháp đồng bộ nhằm đưa Nhà trường tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược Giáo dục và Đào tạo, chiến lược Khoa học và Công nghệ của quốc gia.
2.2. Các ngành đào tạo của trường
a) DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
TT | Mã Ngành | Tên ngành | Khối | Ghi chú |
1 | D140114 | Quản lý giáo dục | A,A1,C,D1 | |
2 | D140201 | Giáo dục Mầm non | M | |
3 | D140202 | Giáo dục Tiểu học | A, A1, B, C, D1 | |
4 | D140205 | Giáo dục Chính trị | C, D1 | |
5 | D140206 | Giáo dục Thể chất | T | |
6 | D140209 | Sư Phạm Toán học | A, A1 | |
7 | D140210 | Sư phạm Tin học | A, A1 | |
8 | D140211 | Sư hạm Vật lý | A, A1 | |
9 | D140212 | Sư phạm Hóa học | A, B | |
10 | D140213 | Sư phạm Sinh học | B | |
11 | D140214 | Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp | A, A1 | |
12 | D140215 | Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp | B | |
13 | D140217 | Sư phạm Ngữ văn | C | |
14 | D140218 | Sư phạm Lịch sử | C | |
15 | D140219 | Sư phạm Địa lý | A, A1, C | |
16 | D140221 | Sư phạm Âm nhạc | N | |
17 | D140222 | Sư phạm Mỹ Thuật | H | |
18 | D140231 | Sư phạm Tiếng Anh | D1 | |
19 | D220113 | Việt Nam học | C, D1 | |
20 | D220201 | Ngôn ngữ Anh | D1 | |
21 | D220204 | Ngôn ngữ Trung Quốc | C, D1 | |
22 | D220342 | Quản lý Văn hóa | C, D1 | |
23 | D320202 | Khoa học Thư viện | C, D1 | |
24 | D340201 | Tài chính-Ngân hàng | A, A1, D1 | |
25 | D340301 | Kế toán | A, A1, D1 | |
26 | D440301 | Khoa học Môi trường | A, B | |
27 | D480101 | Khoa học Máy tính | A, A1 | |
28 | D620301 | Nuôi trồng Thủy sản | A, A1, B | |
29 | D760101 | Công tác xã hội | C, D1 | |
30 | D850103 | Quản lý đất đai | A, A1, B |
b) DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY
TT | Mã Ngành | Tên ngành | Khối | Ghi chú |
1 | C140201 | Giáo dục Mầm non | M | |
2 | C140202 | Giáo dục Tiểu học | A,A1,B,C,D1 | |
3 | C140206 | Giáo dục Thể chất | T | |
4 | C140209 | Sư phạm Toán học | A,A1 | |
5 | C140210 | Sư phạm Tin học | A,A1 | |
6 | C140211 | Sư phạm Vật lý | A,A1 | |
7 | C140212 | Sư phạm Hóa học | A,B | |
8 | C140213 | Sư phạm Sinh học | B | |
9 | C140215 | Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp | B | |
10 | C140217 | Sư phạm Ngữ văn | C | |
11 | C140218 | Sư phạm Lịch sử | C | |
12 | C140219 | Sư phạm Địa lý | A,A1,C | |
13 | C140221 | Sư phạm Âm nhạc | N | |
14 | C140222 | Sư phạm Mỹ thuật | H | |
15 | C220201 | Tiếng Anh | D1 | |
16 | C320202 | Khoa học Thư viện | C,D1 | |
17 | C480202 | Tin học ứng dụng | A,A1 |