Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY 2014

MỤC LỤC

1 Mục đích và nguyên tắc lực chọn phương án tuyển sinh  
1.1 Những căn cứ xây dựng đề án   
1.2 Mục đích lựa chọn phương án tuyển sinh   
1.3 Khảo sát và đánh giá chung về hình thức và nội dung thi tuyển sinh cho các ngành đào tạo hiện tại của Trường   
1.4 Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh   
2 Phương án tuyển sinh   
2.1 Các phương thức tuyển sinh   
2.2 Thời gian, phương thức đăng ký, chính sách ưu tiên, lệ phí trong tuyển sinh   
2.3 Phân tích ưu nhược điểm của phương thức tuyển sinh   
2.4 Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh   
3 Tổ chức thực hiện   
4 Lộ trình và cam kết của nhà trường   
4.1 Lộ trình   
4.2 Cam kết của nhà trường   
5 Đề xuất   
PHỤ LỤC 1.Thống kê khảo sát các hình thức tuyến sinh của Ngân hàng Thế giới   
PHỤ LỤC 2. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn   
PHỤ LỤC 3. Thống kê tuyển sinh trong vòng 5 năm qua   
PHỤ LỤC 4. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;   
PHỤ LỤC 5. Đơn xin xét tuyển   
PHỤ LỤC 6. Đơn xin phục vụ sư phạm    

1. Mục đích và nguyên tắc lực chọn phương án tuyển sinh
1.1 Những căn cứ xây dựng đề án

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2014 theo các căn cứ sau:

- Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 27/10/1976 và Quyết định số 118/2000-QĐ-TTg ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

-      Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

- Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư sửa đổi, bổ sung số 03/2013/TT-BGD ĐT ký ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT;

- Định hướng và đặc thù các ngành đào tạo của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2 Mục đích lựa chọn phương án tuyển sinh

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSPKT TPHCM)  trên 50 năm hình thành và phát triển với định hướng đào tạo chính là Công nghệ và Sư phạm Kỹ thuật. Nhằm thực hiện Nghị quyết TƯ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,đồng thời tiến tới việc kiểm định một số chương trình đào tạo các ngành chủ lực của Trường theo các chuẩn quốc tế (AUN, ABET),với đặc thù riêng của Trường, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường đại học được phép tổ chức tuyển sinh riêng, việc đầu tiên cần xem xét đó là chọn phương thức và nội dung tuyển sinh sao cho có thể tuyển được các thí sinh có năng lực phù hợp với định hướng, đặc thù các ngành đào tạo. Vì vậy, mục đích tuyển sinh riêng của Trường là nâng cao chất lượng đầu vào, từ đó, hiện thực hóa các chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội vàhội nhập quốc tế.

Với mục tiêu nêu trên, trong năm 2014, Trường sẽ thay đổi tuyển sinh về cả nội dung lẫn hình thức thi của một số môn thi vào các ngành đặc thù về năng khiếu và sư phạm nhằm đánh giá toàn diện hơn năng lực của thí sinh đối với các ngành đào tạo. Ngoài những thay đổi trên, Trường vẫn tham gia kỳ thi chung do Bộ tổ chức và sử dụng kết quả đó để xét tuyển.
1.3 Khảo sát và đánh giá chung về hình thức và nội dung thi tuyển sinh cho các ngành đào tạo hiện tại của Trường

Hiện tại, trường tuyển sinh các ngành theo hai đợt thi 1 và 2 của Bộ GD&ĐT theo các khối như sau:

STT

Ngành (CHƯƠNG TRÌNH) đào tạo

Mã ngành

Khối thi

GHI CHÚ

1

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ điện tử viễn thông)

101

A, a1

2

Sư phạm kỹ thuật điện tử, truyền thông

901

A, a1

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Điện công nghiệp)

102

A, a1

4

Sư phạm kỹ thuật điện, điện tử

902

A, a1

5

Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo máy, thiết kế máy)

103

A, a1

6

Sư phạm kỹ thuật cơ khí

903

A, a1

7

Kỹ thuật công nghiệp

104

A, a1

8

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

904

A, a1

9

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (Cơ điện tử, Cơ tin kỹ thuật)

105

A, a1

10

Sư phạm kỹ thuật Cơ điện tử

105

A, a1

11

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Công nghệ tự động)

106

A, a1

12

Công nghệ kỹ thuật ôtô (Cơ khí động lực)

109

A, a1

13

Sư phạm kỹ thuật ôtô

909

A, a1

14

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Kỹ thuật nhiệt – điện lạnh)

110

A, a1

15

Sư phạm kỹ thuật Nhiệt

910

A, a1

16

Công nghệ In (Kỹ thuật in)

111

A, a1

17

Công nghệ thông tin

112

A, a1

18

Sư phạm kỹ thuật CNTT

912

A, a1

19

Công nghệ May

113

A, a1

20

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp)

114

A, a1

21

Sư phạm kỹ thuật Xây dựng

914

A, a1

22

Công nghệ kỹ thuật môi trường (Công nghệ môi trường)

115

A, a1

23

Công nghệ kỹ thuật máy tính

117

A, a1

24

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Công nghệ Điện tự động)

118

A, a1

25

Quản lý công nghiệp

119

A, a1

26

Công nghệ thực phẩm

200

A, a1

27

Kế toán

201

A, a1

28

Kinh tế gia đình (Kỹ thuật nữ công)

301

A, A1, B

29

Thiết kế thời trang

303

V

30

Sư phạm tiếng Anh (Tiếng Anh)

701

D

Trong những năm vừa qua, đề thi được sử dụng phối hợp linh hoạt giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận bổ sung cho nhau những ưu và khuyết điểm, phát huy được việc đánh giá khách quan, đo lường được năng lực nhận thức của thí sinh ở các mức độ khác nhau (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), tăng tính bảo mật của đề thi, giảm rủi ro trúng tuyển may rủi...

Đối với các ngành kỹ thuật, thí sinh thi tuyển các môn khối A, A1: Toán, Vật lý, Hóa (hoặc tiếng Anh) là phù hợp trong việc đánh giá năng lực đầu vào đối với các ngành đào tạo.

Đối với ngành Thiết kế thời trang (khối V): Đánh giá được tư duy logic và năng khiếu nhưng chưa đánh giá được kiến thức xã hội, nhân sinh quan của thí sinh, đặc thù ngành này phải theo nhu cầu, thị hiếu của xã hội và cần có cái nhìn nhân văn trong sáng tác, nền tảng kiến thức tốt về xã hội.

Đối với các ngành Sư phạm Kỹ thuật, hiện tại thí sinh thi tuyển giống như các ngành đào tạo kỹ sư công nghệ, chính vì vậy, nhà trường vẫn chưa đánh giá được các tố chấtvà năng lực đầu vào của thí sinh có phù hợp với công việc giảng dạy kỹ thuật trong tương lai.

Một vấn đề khác, trong tuyển sinh có thể tổ chức mềm dẻo linh hoạt hơn, nếu những thí sinh đã có đủ khả năng (ví dụ như đã có trình độ ngoại ngữ tốt), thì thể miễn thi các môn thi phù hợp hoặc xét tuyển nhằm khích lệ thí sinh tính tự học ngay lúc còn ngồi ở ghế nhà trường. Trong những năm tới, Trường sẽ tăng cường công nhận việc học trước (prior learning recognition) của thí sinh với việc miễn thi cho các thí sinh có các chứng chỉ hoặc tham gia các kỳ thi được Bộ công nhận.

Đối với hình thức tuyển sinh của các nước trên thế giới, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2008, có 5 dạng tuyển sinh(xem Phụ lục 1 đính kèm). Ở các nước khác nhau do đặc thù từng quốc gia mà hình thức thi tuyển cũng rất khác nhau. Ở Việt nam chúng ta không có dạng kỳ thi chuẩn hóa, vì vậy để phù hợp với tình hình hiện tại của trường về đặc thù, về ngành nghề đào tạo, mở rộng đối tượng tuyển sinh đồng thời nâng cao chất lượng đầu vào, Trường vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức thi tuyển và kết hợp xét tuyển cho một số ngành. Trong đó, ngoài các dạng bài thi trắc nghiệp khách quan và tự luận đang sử dụng hiện hành, tùy và từng ngành đào tạo phối hợp xét tuyển sử dụng kết quả học bạ từ phổ thông trung học, các hình thức đánh giá phỏng vấn trực tiếp, vấn đáp.


1.4 Nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh

Việc lựa chọn phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của trường ĐH SPKT TPHCMtheo những nguyên tắc sau:

- Đổi mới công tác tuyển sinh phải phù hợp với quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Chiến lược phát triển giáo dục, Chương trình đổi mới giáo dục đại học và các văn bản của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; đặt trong sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Đảm bảo nâng cao được chất lượng đầu vào phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường;

- Tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng; không phát sinh tiêu cực;

- Phương án được xây dựng trên cơ sở năng lực thực tế của nhà trường, phù hợp với các điều kiện về nguồn lực vật chất và con người của Trường.
2. Phương án tuyển sinh

Dựa trên các phân tích trên, nhà trường đưa ra phương án tuyển sinh năm 2014 gồm bahình thức:

+ Thi tuyển theo hình thức thi ba chung của Bộ GD&ĐT;

+ Thi tuyển kết hợp xét tuyển của trường ĐHSPKT TPHCM;

+ Tổ chức phỏng vấn bổ sung (sau khi đã đủ điều kiện vào trường) đối với các ngành Sư phạm kỹ thuật.
2.1 Các phương thức tuyển sinh
2.1.1 Theo hình thức thi chungdo Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
2.1.1.1 Danh sách ngành (chương trình) đào tạo

Danh sách các ngành đào tạo của trường được tổ chức thi tuyển theo hình thức thi do Bộ  Giáo dục và Đào tạo tổ chức như sau:

STT

Ngành (CHƯƠNG TRÌNH) đào tạo

Mã ngành

Khối thi

GHI CHÚ

1

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Kỹ thuật điện – điện tử, Công nghệ điện tử viễn thông)

101

A, a1

2

Sư phạm kỹ thuật điện tử, truyền thông

901

A, a1

3

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Điện công nghiệp)

102

A, a1

4

Sư phạm kỹ thuật điện, điện tử

902

A, a1

5

Công nghệ chế tạo máy (Cơ khí chế tạo máy, thiết kế máy)

103

A, a1

6

Sư phạm kỹ thuật cơ khí

903

A, a1

7

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (Cơ điện tử, Cơ tin kỹ thuật)

105

A, a1

8

Sư phạm kỹ thuật Cơ điện tử

105

A, a1

9

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Công nghệ tự động)

106

A, a1

10

Công nghệ kỹ thuật ôtô (Cơ khí động lực)

109

A, a1

11

Sư phạm kỹ thuật ôtô

909

A, a1

12

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (Kỹ thuật nhiệt – điện lạnh)

110

A, a1

13

Sư phạm kỹ thuật Nhiệt

910

A, a1

14

Công nghệ thông tin

112

A, a1

15

Sư phạm kỹ thuật CNTT

912

A, a1

16

Công nghệ May

113

A, a1

17

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp)

114

A, a1

18

Sư phạm kỹ thuật Xây dựng

914

A, a1

19

Công nghệ kỹ thuật công trình giao thông

A,A1

20

Công nghệ kỹ thuật môi trường (Công nghệ môi trường)

115

A, a1

21

Công nghệ kỹ thuật máy tính

117

A, a1

22

Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Công nghệ Điện tự động)

118

A, a1

23

Quản lý công nghiệp

119

A, a1

24

Công nghệ thực phẩm

200

A, a1,B

25

Kế toán

201

A, a1

2.1.1.2 Tiêu chí xét tuyển

Các ngành thi theo hình thức thi chungdo Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tiêu chí xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Ưu tiên thí sinh nữ dự thi vào các ngành kỹ thuật, công nghệ thông qua việc chọn thí sinh trúng tuyển là nữ nếu các thí sinh bằng điểm.

2.1.2 Theo hình thức thi kết hợp xét tuyển
2.1.2.1 Danh sách các ngành (chương trình) đào tạo

STT

Ngành đào tạo

Mã ngành

GHI CHÚ

1

Kỹ thuật công nghiệp

104

70% chỉ tiêu: thi theo kỳ thi chung

30% chỉ tiêu: xét tuyển

2

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

904

3

Công nghệ In

111

4

Kinh tế gia đình

301

5

Sư phạm tiếng Anh

701

Tối thiểu 75% chỉ tiêu, thi chung;

Tối đa 25% chỉ tiêu: xét tuyển

6

Thiết kế thời trang

303

Thi kết hợp xét tuyển:

Thi Toán, Vẽ trang trí màu

+ xét học bạ môn Ngữ văn

2.1.2.2 Tiêu chí xét tuyển

1. Các ngành Kỹ thuật Công nghiệp, Kinh tế gia đình và Kỹ thuật In

a. Thi trong kỳ thi chung: dành 70% chỉ tiêu (tối thiểu):

Hình thức: Thi theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức;

Tiêu chí xét tuyển: Theo quy định của BộGD&ĐT;

 b. Xét tuyển: dành 30% chỉ tiêu (tối đa):

Hình thức: Xét tuyển theo học bạ THPT;

- Điều kiện cần:

* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;

* Tất cả điểm trung bình (ĐTB) từng môn học theo khối thi đã đăng ký tương ứng (5 học kỳ tính đến HK 1 lớp 12) phải đạt từ 6.5 trở lên;

Tiêu chí xét tuyển:

- Lấy chỉ tiêu từ trên xuống theo tổng ĐTBba môn theo học bạ THPT của khối thi đăng ký tương ứng (5 HK tính đến HK 1 lớp 12);

- Ưu tiên nữ đối với các ngành Kỹ thuật Công nghệ.

2. Ngành Sư phạm tiếng Anh (miễn học phí)

a. Thi trong kỳ thi chung: dành 75% chỉ tiêu (tối thiểu):

Hình thức:Thi theo đề thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức;

Tiêu chí xét tuyển:Theo quy định của Bộ GD&ĐT (tiếng Anh hệ số 2);

b. Xét tuyển: dành 25% chỉ tiêu (tối đa):

Hình thức: Xét tuyển theo học bạ THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;

-  Điều kiện cần (thỏa cả 3 điều kiện sau):

* Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tếI ELTS 5.5 trở lên hoặc tương đương (được Bộ GD&ĐT công nhận và Cục khảo thí thẩm định);

* Điểm trung bình từng môn Toán, Ngữ văn trong 5 học kỳ THPT ( 5 HK tính đến HK 1 lớp 12) phải đạt từ 5.5 trở lên;

* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;

Tiêu chí xét tuyển:

- Lấy chỉ tiêu từ trên xuống theo tổng điểm trung bình của hai môn Toán và Ngữ văn theo học bạ THPT (5 HK tính đến HK 1 lớp 12);

- Trường hợp bằng điểm, ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ có điểm cao hơn.

3. Ngành Thiết kế Thời trang

Thi trong kỳ thi chung kết hợp xét tuyển theo học bạ.

Hình thức:Thi trong kỳ thi chung kết hợp xét tuyển;

- Thi hai môn Toán (theo đề của Bộ), Vẽ trang trí màu (theo đề riêng của Trường) và xét tuyển môn Ngữ văn theo học bạ THPT;

- Điều kiện cần xét tuyển (thỏa cả 3 điều kiện):

* Tốt nghiệp THPT và hạnh kiểm từ khá trở lên cả 3 năm cuối THPT;

* ĐTB môn Ngữ văn (5 HK tính đến HK 1 lớp 12) đạt từ 5.5 trở lên;

* Điểm thi môn Vẽ trang trí màu (chưa nhân hệ số) phải đạt từ 5.0 trở lên;

Tiêu chí xét tuyển:

- Lấy chỉ tiêu từ trên xuống theo tổng điểm của hai môn thi: Toán (hệ số 1) và Vẽ trang trí màu (hệ số 2);

- Trường hợp bằng điểm thì ưu tiên cho thí sinh có ĐTB môn Ngữ văn theo học bạ THPT (5 HK tính đến HK 1 lớp 12).

Ghi chú: Tất cả các ĐTB các môn học xét tuyển theo học bạ được tính như sau: Trung bình cộng của điểm trung bình môn của 5 học kỳ ba năm học 10, 11, 12 theo học bạ THPT,không tính học kỳ 2 năm lớp 12.

2.1.3     Tuyển SV vào học các chương trình SPKT theo hình thức phỏng vấn bổ sung sau khi trúng tuyển

2.1.3.1    Danh sách các chương trình đào tạo SPKT

Bao gồm 9 chương trình đào tạoSư phạm Kỹ thuật (SPKT – là các ngành đào tạo được miễn học phí):

1.     SPKT Điện tử truyền thông;

2.     SPKT Điện, điện tử;

3.     SPKT Cơ khí;

4.     SPKT Công nghiệp;

5.     SPKT Cơ điện tử;

6.     SPKT Ô tô;

7.     SPKT Nhiệt;

8.     SPKT Công nghệ thông tin;

9.     SPKT Xây dựng.

2.1.3.2    Tiêu chí xét tuyển

Thí sinh sau khi trúng tuyển qua các đợt thi hoặc xét tuyển chính thức vào các ngành đào tạo hướng công nghệ, sinh viên làm đơn xin phục vụ sư phạm (mẫu đơn có thể load tại: http://hcmute.edu.vn/?ArticleId=b67b8482-a9ad-4d37-a6f3-8e42b741e8a3) để được xét tuyển vào các chương trình đào tạo SPKT tương ứng. Số sinh viên đăng ký các chương trình SPKT sẽ được hội đồng xét tuyển của trường xét tuyển dựa vào điểm trung bình môn Ngữ văn của 6 học kỳ ở trường THPTvà phỏng vấn trực tiếp.

Hình thức:

- Tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh tại trường ngay sau thời gian đăng ký phục vụ sư phạm. Thời gian phỏng vấn: 10 – 15 phút/thí sinh. Thang điểm: 10;

Nội dung phỏng vấn:

- Liên quan đến việc xác định khả năng không dị tật của thi sinh về: Âm thanh (giọng nói), hình dáng;

- Liên quan đến việc xác định khả năng của thi sinh về năng lực thực tiễn, IQ, tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sự thích ứng nghề nghiệp sư phạm kỹ thuật (thông qua việc thực hiện các bài trắc nghiệm khách quan nhỏ);

- Bộ câu hỏi và đáp án phỏng vấn sẽ được tổ chức cụ thể, đảm bảo bí mật.

Tiêu chí xét tuyển:

Điều kiện cần: ĐTB môn Ngữ văn 6 học kỳ THPT từ 6.0 trở lên;

Xét tuyển: theo điểm phỏng vấn từ cao xuống thấp; Trường hợp bằng điểm, ưu tiên ĐTB môn Ngữ văn theo học bạ THPT.

2.2 Thời gian, phương thức đăng ký, chính sách ưu tiên, lệ phí trong tuyển sinh

2.2.1 Lịch tuyển sinh của trường

Thí sinh thực hiện đăng ký dự thi theo các thủ tục và quy định của Bộ GD&ĐT.

Thời gian thi tuyển sinh các môn theo quy định của Bộ GD&ĐT cho các đợt thichung do Bộ tổ chức. Cụ thể:

-  Các ngành thi khối A, A1, Thiết kế thời trang: thi tuyển đợt 1, môn Toán thi theo đề của Bộ, môn Vẽ trang trí màu nước thi theo đề của Trường;

- Các ngành thi khối B, D1: thi tuyển đợt 2.

2.2.2 Phương thức đăng ký của thí sinh

Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi, xét tuyển theo thời gian quy định của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Phương thức nhận hồ sơ xét tuyển, thi tuyển theo phương thức nhận hồ sơ của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

2.2.3 Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, sẽ ưu tiên chọn nữ nếu các thí sinh bằng điểm nhau để khuyến khích nữ theo học các ngành công nghệ, kỹ thuật.

2.2.4 Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh theo các thông tư hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.3  Phân tích ưu nhược điểm của phương thức tuyển sinh

2.3.1     Sự  phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành

2.3.1.1    Đối với các ngành tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức:

Các ngành đào tạo tuyển sinh theo các khối A, A1, B là hợp lý, đánh giá được năng lực của thí sinh, đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh;

Các môn thi các khối A, A1, B đều được giảng dạy ở THPT nên phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

2.3.1.2    Đối với các ngành tuyển sinh theo hình thức kết hợp thi và xét tuyển:

Các ngành Kỹ thuật In, Kinh tế gia đình và Kỹ thuật Công nghiệp – Các môn xét tuyển và thi tuyển theo các khối A, A1, B đều hợp lý, đánh giá được năng lực thí sinh, phù hợp với ngành đào tạo và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;

Đối với ngành Thiết kế thời trang thi môn Toán, xét tuyển môn Ngữ văn là các môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Việc thi và xét tuyển các môn Toán, Ngữ văn và 1 môn năng khiếu Vẽ trang trí màu nước là phù hợp với chuẩn đầu ra, đáp ứng mục tiêu đào tạo của các ngành đào tạo của Trường, cho phép đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh về các mặt: Tư duy logic, khoa học; Kiến thức về xã hội, nhân văn; Năng lực nghệ thuật, sáng tạo.

2.3.1.3    Đối với các ngành SPKT:

Sau khi trúng tuyển, thí sinh đã đủ năng lực học kiến thức công nghệ để thành kỹ sư, việc tổ chưc phỏng vấn và xét học bạ môn Ngữ văn là hoàn toàn hợp lý với đặc thù nghiệp vụ sư phạm, đáp ứng được yêu cầu các ngành đào tạo;

2.3.2     Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề xuất

Các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT nên việc thực hiện đăng ký dự thi của thí sinh, tổ chức kỳ thi, chấm thi, xét tuyển vẫn hoàn toàn theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Do vậy, các yếu tố đảm bảo sự công bằng trong tuyển sinh được đảm bảo; tính hợp lý cũng được đảm bảo đáp ứng được yêu cầu tuyển sinh.

Các ngành đặc thù như Thiết kế thời trang và Sư phạm Kỹ thuật, việc thi các môn Toán, Ngữ văn và môn năng khiếu cũng như phỏng vấn là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu đầu vào cần tuyển của trường, cho phép đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh về các mặt: tư duy logic, khoa học; kiến thức xã hội, nhân văn; năng lực nghệ thuật, sáng tạo, từ đó, đảm bảo được chất lượng đầu vào, cũng là tiền đề để người học dễ dàng đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đối với hình thức phỏng vấn, hội đồng tuyển sinh đánh giá trên các tiêu chí cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo tính cân đối và công bằng cho thí sinh.

2.3.3     Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh

2.3.3.1    Thuận lợi

a.  Đối với nhà trường:

- Tiến độ thực hiện công tác tuyển sinh của Nhà trường vẫn theo đúng “Lịch công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” của Bộ GD&ĐT;

- Các môn thi văn hóa sử dụng đề thi chung của Bộ GD&ĐT, công tác tổ chức đề thi được Bộ hỗ trợ, Trường không phải lập Ban đề thi, in sao đề thi riêng cho các môn thi này;

- Mở rộng hình thức xét tuyển cho một số ngành thu hút được đa dạng thí sinh hơn;

- Đa dạng hình thức tuyển sinh phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo, đánh giá được năng lực thí sinh toàn diện hơn;

- Chất lượng nguồn tuyển được đảm bảo thông qua các yêu cầu về ngưỡng điểm xét tuyển, theo đó các đối tượng được đăng kí tham gia xét tuyển đã có yêu cầu cao hơn nhiều so với đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT.

- Việc dành một số chỉ tiêu cho thí sinh thi theo đề thi chung và chỉ tiêu cho xét tuyển là cơ hội để trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở có những điều chỉnh cho năm sau.

b.  Đối với học sinh:

- Các môn thi Toán và Ngữ văn là các môn thi bắt buộc trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT, học sinh đã được chuẩn bị kỹ khi học ở bậc phổ thông. Vì vậy việc thi và xét tuyển các môn này trong tuyển sinh đại học đối với ngành năng khiếu của Trường là hoàn toàn thuận lợi với thí sinh.

- Thí sinh thực hiện các thủ tục dự thi vẫn theo đúng quy định chung của Bộ.

2.3.3.2 Khó khăn

Đối với nhà trường:

Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ ĐKDT đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển (tồn tại số ảo khi xét tuyển).

Đối với học sinh:

Thí sinh chưa quen với việc thay đổi các môn thi.

2.4  Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

Trường ĐHSPKT TPHCM đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy 2014. Thông tin cụ thể về nhân lực và cơ sở vật chất được thống kê sau đây đến thời điểm xây dựng đề án tuyển sinh.

2.4.1 Về nguồn nhân lực

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường:

Học hàm/Học vị

Phó Giáo sư

Tiến sỹ

Thạc sỹ

Đại học

Số lượng

19

94

360

139

Tỷ lệ

3%

15%

59%

23%

Về việc tổ chức ra đề thi và chấm thi các môn văn hóa: Trường có khoa Khoa học Cơ bản, Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm là hai khoa chủ lực trên 50 Giảng viên cơ hữu đủ các trình độ từ PGS, TS, ThS, Đại học để tổ chức ra đề thi và chấm thi cho các môn văn hóa Toán, Lý, Hóa, Ngữ văn.

Về việc tổ chức ra đề thi, tiêu chí đánh giá, câu hỏi phỏng vấn và thành lập Hội đồng xét tuyển cho các ngành Sư phạm Kỹ thuật: Trường có Viện Sư phạm Kỹ thuật, trong Việncó 5 trung tâm: Trung tâm Đào tạo Sau Đại học, Trung tâm Đào tạo Đại học, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục… với đội ngũ giảng viên giảng dạy, nghiên cứu có học hàm học vị từ PGS, TS, ThS dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sư phạm, đủ năng lực để tổ chức tuyển sinh cho cho các ngành SPKT.

Đối với các ngành Thiết kế thời trang, Trường có Khoa Công nghệ may và Thời trang, Bộ môn Thiết kế thời trang có 8 cán bộ giảng dạy, nhiều năm kinh nghiệm đủ khả năng để ra đề thi và chấm thi môn năng khiếu vẽ trang trí màu nước.

Như vậy về nhân lực, Trường có trên 1000 CBVC, trong đó 612 Giảng viên cơ hữu, đủ để tổ chức thực hiện đề án tuyển sinh đại học cao đẳng này.

2.4.2     Về cơ sở vật chất

Hạng mục

Diện tích sàn xây dựng (m2)

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

29.502

Thư viện, trung tâm học liệu

1.430

Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

27.342

Tổng

58.274


3 Tổ chức thực hiện

Nhà trường huy động tối đa các nguồn lực, cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức tuyển sinh đại học trong những năm qua, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tốt kỳ thi tuyển sinh chung do Bộ GD&ĐT tổ chức và tuyển sinh theo phương thức thi kết hợp xét tuyển đối với các ngành đề xuất trong đề án của Nhà trường. Cụ thể:

- Thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc tổ chức công tác tuyển sinh;

- Ban hành các văn bản, biểu mẫu phục vụ công tác thi tuyển, xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Website của Nhà trường;

- Thực hiện theo đúng quy định về quy trình ra đề, in sao đề, bảo mật đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cử những cán bộ có năng lực chuyên môn, phẩm chất thực hiện xây dựng quy trình thi năng khiếu và ra đề thi;

- Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương, cơ quan Báo chí, Đài truyền hình tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh, xét tuyển, xét tuyển kết hợp thi tuyển cho thí sinh;

- Tổ chức thu nhận hồ sơ, kiểm tra tính chính xác của hồ sơ theo quy định;

- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát: phối hợp với Thanh tra Bộ GD&ĐT, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh;

- Công tác tài chính: lập dự toán chi tiết về công tác tuyển sinh và cấp kinh phí đảm bảo công tác thi tuyển sinh;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định;

- Cơ sở vật chất: phối hợp với các Đơn vị, Sở, Ban, Ngành có liên quan để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất (trường thi, phòng thi, điện, nước...), đảm bảo kỳ thi tuyển sinh diễn ra an toàn, đúng quy chế.
4 Lộ trình và cam kết của nhà trường
4.1 Lộ trình

Năm 2014: Thực hiện thi như đã trình bày trong mục 2 của Đề án này;

Năm 2015 – 2016: Tổ chức rút kinh nghiệm, theo dõi, khảo sát kết quả học tập của thí sinh trúng tuyển qua các hình thức tuyển sinh mới, nghiên cứu tiếp tục tăng cường quy môvà đa dạng hình thức tuyển sinh riêng;

Năm 2017: Tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học tất cả các ngành đào tạo của trường.
4.2 Cam kết của nhà trường

Trường ĐH SPKT TPHCM cam kết thực hiện các việc sau:

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề xuất cụ thể các ngành tuyển sinh riêng năm 2015-2016.
5 Đề xuất

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2014 và mong Bộ xem xét cho phép để kịp thời tổ chức thực hiện.     

                                                                               HIỆU TRƯỞNG

                                                                       PGS. TS. Đỗ Văn Dũng

PHỤ LỤC 1. Thống kê khảo sát các hình thức tuyến sinh của Ngân hàng Thế giới  

Dưới đây là bảng thống kê khảo sát của Ngân hàng thế giới vào tháng 7 năm 2008 về các hình thức tuyển sinh của một số quốc gia trên thế giới:

STT

Hình thức chung

Hình thức xét tuyển cụ thể

Quốc gia

1.

Thi tốt nghiệp phổ thông

Kết quả kỳ thi quốc gia

Pháp, Áo, Ireland, Ai Cập

Kết quả kỳ thi quốc gia + học bạ trung học phổ thông

Tanzania

Kết quả kỳ thi phổ thông + hồ sơ xin học

Anh

Kết quả kỳ thi tiểu bang/khu vực + học bạ phổ thông

Úc

2.

Thi tuyển sinh đại học

Tuyển sinh quốc gia

Trung Quốc, Iran, Gruzia

Kỳ thi quốc gia + học bạ THPT

Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha

Thi tuyển theo trường

Argentina, Paraguay

Thi tuyển theo trường + xem xét học bạ phổ thông

Bulgari, Secbia

3.

Sử dụng bài thi chuẩn hóa

Kết quả kỳ thi hoặc học bạ phổ thông

Thụy Điển

Kết quả kỳ thi chuẩn hóa và hồ sơ xin học

Mỹ

4.

Nhiều kỳ thi

Tuyển sinh quốc gia + thi từng trường

Nhật, Nga, Pháp

Tuyển sinh quốc gia + thi từng trường và (hoặc) học bạ THPT

Brazil

Thi tốt nghiệp phổ thông + thi theo từng trường

Phần Lan

Nhiều kỳ thi do nhiều nơi tổ chức

Ấn độ

5.

Không tổ chức thi

Dựa vào học bạ

Na Uy, Canada

Hồ sơ xin học (không cần điểm chuẩn hóa), kết quả SAT

Mỹ


PHỤ LỤC 2. Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn

Việc tổ chức thi tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cũng như xử lý các vi phạm của quy chế tuân thủ các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

Tổ chức xét tuyển và thi tuyển kết hợp với xét tuyển (sử dụng kết quả học tập ở THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT) tuân thủ theo các quy định tại các phần II, III của Đề án.

Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản để hướng dẫn cán bộ và học sinh nắm vững và tổ chức thực hiện.

PHỤ LỤC 3. Thống kê tuyển sinh trong vòng 5 năm qua (Xem tại đây)

PHỤ LỤC 4. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;

1) Trình độ tiến sỹ: (01 lĩnh vực và 03 ngành)

Lĩnh vực đào tạo: Kỹ thuật

STT

Tên ngành

Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo

Ghi chú

1

Cơ Kỹ thuật

Khoa XD&CHUD

2

Kỹ thuật cơ khí

Khoa CKM

3

Kỹ thuật điện

Khoa Điện-Điện tử

2) Trình độ thạc sỹ: (03 lĩnh vực và 11 ngành)

Các lĩnh vực đào tạo

+ Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (02 ngành);

+ Kỹ thuật (08 ngành);

+ Kiến trúc và xây dựng (01 ngành).

STT

Tên lĩnh vực

Tên ngành

Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo

1

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1/ Giáo dục học

2/ Lý luận và phương pháp dạy học

Khoa SPKT

2

Kỹ thuật

3/ Cơ kỹ thuật

Khoa XD&CHUD

4/ Kỹ thuật cơ khí

Khoa CKM

5/ Kỹ thuật cơ khí động lực

Khoa CKĐ

6/ Kỹ thuật điện

Khoa Điện-Điện tử

7/ Kỹ thuật điện tử

Khoa Điện-Điện tử

8/ Kỹ thuật Cơ, điện tử

9/ Tự động hóa

10/Kỹ thuật Nhiệt

3

Kiến trúc và xây dựng

11/ Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Khoa XD&CHUD

3) Trình độ đại học: (07 lĩnh vực và 22 ngành)

STT

Tên lĩnh vực

Tên ngành

Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo

1

Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1/ Sư phạm tiếng Anh

Khoa Ngoại ngữ

2

Nghệ thuật

2/ Thiết kế thời trang

Khoa CNM&TT

3

Kinh doanh và quản lý

3/ Kế toán

Khoa kinh tế

4

Máy tính và CNTT

4/ Công nghệ thông tin

Khoa CNTT

5

Công nghệ kỹ thuật

5/ Công nghệ kỹ thuật (CNKT) công trình xây dựng

Khoa XD&CHUD

6/ CNKT cơ khí

Khoa CKM

7/ Công nghệ chế tạo máy

Khoa CKM

8/ CNKT cơ điện tử

Khoa CKM

9/ CNKT ô tô

Khoa CKĐ

10/ CNKT nhiệt

Khoa CKĐ

11/ CNKT điện, điện tử

Khoa Điện- Điện tử

12/ CNKT điện tử, truyền thông

Khoa Điện- Điện tử

13/ CNKT điều khiển và tự động hóa

Khoa Điện- Điện tử

14/ CNKT máy tính

Khoa Điện- Điện tử

15/ CNKT môi trường

Khoa CNHH&MT

16/ Công nghệ In

Khoa IN

17/ Quản lý công nghiệp

Khoa kinh tế

18/ Kỹ thuật công nghiệp

Khoa CKM

19/ Công nghệ Kỹ thuật Công trình giao thông

Khoa XD&CHUD

6

Sản xuất và chế biến

20/ Công nghệ thực phẩm

Khoa CNHH&MT

21/ Công nghệ May

Khoa CNM&TT

7

Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

22/ Kinh tế gia đình

Khoa CNM&TT

4) Trình độ cao đẳng:(02 lĩnh vực, 05 ngành)

STT

Tên lĩnh vực

Tên ngành

Đơn vị quản lý chương trình và đào tạo

1

Công nghệ kỹ thuật

1/ Công nghệ chế tạo máy

Trung tâm Việt Đức

2/ CNKT ô tô

Khoa CKĐ

3/ CNKT điện, điện tử

Trung tâm Việt Đức

4/ CNKT điện tử, truyền thông

Trung tâm Việt Đức

2

Sản xuất và chế biến

5/ Công nghệ May

Khoa CNM&TT

5/ Trình độ trung cấp chuyên nghiệp

TT

Ngành đào tẠo

1

Điện công nghiệp và dân dụng

2

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

3

Công nghệ kỹ thuật Ôtô máy kéo

4

Công nghệ kỹ thuật Nhiệt

5

Công nghệ May và Thời trang

6

Công nghệ Kỹ thuật điện tử, viễn thông

6/ Dạy nghề,  trung cấp nghề

TT

NgHỀ đào tẠo

1

Điện tử dân dụng

2

Điện công nghiệp

3

Nhiệt công nghiệp (kỹ thuật nhiệt lạnh)

4

Cắt gọt kim loại

5

Sửa chữa ô tô

6

May công nghiệp

 PHỤ LỤC 5. Đơn xin xét tuyển

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÉT TUYỂN

ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NĂM 2014

           Kính gửi: Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

          Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

          Ngày sinh: . . ./ . . ./ . . .    Nơi sinh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

          Đối tượng ưu tiên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . .Khu vực. . . . . . . . . .

          Sau khi nghiên cứu và hiểu rõ các quy định về tiêu chí, điều kiện xét tuyển và thi tuyển vào ngành:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mã ngành:. . . . . . . . . . . Khối xét tuyển: …...... của Trường ĐH SPKT TPHCM.

          Tôi làm đơn này xin được Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH SPKT TPHCM  xét tuyển vào học ngành. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Tôi xin gửi kèm bản sao các văn bằng, học bạ có công chứng.

          Tôi xin cam kết nếu trúng tuyển tôi sẽ thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà trường.

            ..., ngày .....tháng......năm 201...

           Người làm đơn

                      (Ký và ghi rõ họ tên)

 
PHỤ LỤC 6. Đơn xin phục vụ sư phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT SAU KHI TỐT NGHIỆP

PHỤC VỤ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Kính gửi: Ban Giám hiệu trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Họ và tên sinh viên:____________________________ Ngày tháng năm sinh:____________

Mã số SV:____________________________________ Khoa_________________________

Nơi sinh:___________________________________________________________________

Hộ khẩu thường trú:__________________________________________________________

__________________________________________________________________________

Đã tham dự kỳ thi tuyển sinh ngày: _______________ Tổng số điểm:__________________

Khóa học: từ năm______________________________ đến năm______________________ ____________________________________________

Ngành đào tạo:______________________________________________________________

Hệ đào tạo:_________________________________________________________________

Địa chỉ: (nơi cư trú của gia đình)_______________________________________________

__________________________________________________________________________

Sau khi nghiên cứu các quy định của Nhà nước tại quyết định số 70/1998/TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ; thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT ngày 31/08/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Tài chính, tôi xin tự nguyện cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Nhà nước đối với những đối tượng được miễn học phí ngành sư phạm.

Nếu tôi không thực hiện đúng cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn đóng học phí trong thời gian học tại trường.

Kính mong Ban Giám hiệu cho tôi được tham gia phỏng vấn xét tuyển vào chương trình SPKT của nhà trường để hưởng chế độ miễn học phí đào tạo ngành sư phạm.

                                                                                                        Ngày...tháng...năm...

        Xác nhận của            Ý kiến của phụ huynh

Chính quyền địa phương         sinh viên      

     Sinh viên cam kết ký tên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.