Đề án tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng

GD&TĐ - Dưới đây là Đề án tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng. Mời bạn đọc quan tâm nghiên cứu và góp ý.

Đề án tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng

ĐỀ ÁN

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

Căn cứ:

-  Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

-  Luật Giáo dục Đại học;

-  Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020".

-  Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

-  Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2011-2012;

-  Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;

-  Dự thảo Quy định về tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Đại học Đà Nẵng xây dựng Đề án tuyển sinh Cao đẳng, Đại học hệ chính quy với các nội dung sau:

 I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1.  Mục đích

Đại học Đà Nẵng là đại học trọng điểm quốc gia ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, đào tạo đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực. Trong những năm qua, công tác tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức có nhiều thuận lợi. Năm 2013, gần 55 ngàn thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại trường thành viên của Đại học Đà Nẵng với 11130 chỉ tiêu tuyển sinh. Hầu hết các ngành tuyển đủ chỉ tiêu theo nguyện vọng một với điểm chuẩn khá cao so với khu vực. Một số ngành có điểm chuẩn đầu vào thuộc hàng cao nhất trong cả nước.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giao quyền tự chủ cho các trường trong công tác tuyển sinh, năm 2014 Đại học Đà Nẵng vừa tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung, vừa tổ chức tuyển sinh riêng với mục đích:

-  Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

-  Thực hiện chuyển dần phương thức tuyển sinh chung sang phương thức tuyển sinh riêng theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.

-  Đảm bảo chất lượng, phù hợp ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương và nhu cầu nhân lực xã hội cần.

2. Nguyên tắc

Việc lựa chọn phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Đại học Đà Nẵng theo những nguyên tắc sau:

- Tiếp tục tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức trong năm 2014 đối với những ngành đang tuyển sinh ổn định, có số lượng thí sinh đăng ký dự thi lớn và có điểm chuẩn đầu vào cao trong những năm trước.

- Tuyển sinh riêng đối với những ngành có môn thi năng khiếu. Việc lựa chọn môn thi và môn xét tuyển phải đảm bảo tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp với ngành đào tạo.

- Kết hợp tuyển sinh theo kỳ thi chung và tuyển sinh riêng đối với một số ngành đặc thù vừa nhằm thu hút sự quan tâm của thí sinh, vừa tăng nguồn tuyển và lựa chọn được thí sinh có năng lực phù hợp ngành đào tạo. Việc tuyển sinh riêng đối với các ngành thuộc nhóm này sẽ là mô hình để nhân rộng hình thức tuyển sinh riêng trong những năm sắp đến.

Trong 2 năm tiếp theo, Đại học Đà Nẵng tiếp tục tăng cường quy mô và đa dạng hình thức tuyển sinh riêng để đến năm 2017 có thể tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển sinh.

II. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH

1. Phương thức tuyển sinh

1.1. Phương thức thi chung

Năm 2014, Đại học Đà Nẵng đăng ký thực hiện kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (trừ 2 ngành có môn thi năng khiếu. Ngoài ra ĐHĐN sẽ xét tuyển vào 6 ngành tại một số trường thành viên với một tỷ lệ chỉ tiêu nhất định cho mỗi ngành).

Việc tổ chức kỳ thi chung được thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

1.2. Phương thức tuyển sinh riêng

1.2.1. Xét tuyển

Đại học Đà Nẵng dành 150 chỉ tiêu để xét tuyển vào các ngành:

TT

Ngành

Mã số

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Quản lý Nhà nước

D310205

25

Trường ĐH Kinh tế

2

Quản trị kinh doanh

D340101

25

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

25

4

Kế toán

D340301

25

5

Kiểm toán

D340302

25

6

Kinh doanh thương mại

D340121

25

a) Tiêu chí xét tuyển:

a1) Đối với ngành Quản lý Nhà nước (Trường Đại học Kinh tế)

- Điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh (Điểm TB) đạt từ 6 điểm trở lên.

- Điểm trung bình các môn Văn, Sử năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (5 học kỳ) của thí sinh đạt từ 5,5 điểm trở lên.

- Điểm  xét tuyển = Điểm TB + Văn TB + Sử TB

a2) Đối với 5 ngành xét tuyển của Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum

- Điểm tốt nghiệp PTTH/tổng số môn thi đạt từ 6 điểm trở lên.

- Tổng điểm trung bình các môn Toán, Lý, Hóa (hoặc tiếng Anh) năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (5 học kỳ) của thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên.

- Điểm  xét tuyển = Điểm tốt nghiệp PTTH/ tổng số môn thi + Toán TB + Lý TB + HóaTB (hoặc Anh TB).

b) Nguồn tuyển: thí sinh trong cả nước.

Ngoài việc xét tuyển, các ngành trên vẫn tuyển sinh từ kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức với tổng cộng 135 chỉ tiêu.

1.2.2. Thi tuyển các ngành có môn thi năng khiếu

Các ngành thi tuyển có môn thi năng khiếu gồm:

TT

Ngành

Mã số

Chỉ tiêu

Đơn vị

1

Kiến trúc (Khối thi: V2)

D580102

130

Trường ĐHBK

2

Giáo dục Mầm non

D140201

110

Trường ĐHSP

a) Tiêu chí xét tuyển:

a1) Ngành Kiến trúc:

- Điểm trung bình môn Văn năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 (5 học kỳ) của thí sinh đạt từ 5,5 điểm trở lên.

-Thi tuyển các môn: Toán (đề thi của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức), Vẽ mỹ thuật (đề thi của Đại học Đà Nẵng).

- Điểm xét tuyển = Toán*1,5 + Vẽ mỹ thuật*2 + Văn TB.

a2) Ngành Giáo dục mầm non

- Thi tuyển các môn: Toán, Văn (khối D, đề thi của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức), Năng khiếu (đề thi của Đại học Đà Nẵng).

- Điểm xét tuyển = Toán + Văn + Năng khiếu.

b) Nguồn tuyển: thí sinh trong cả nước.

2. Quy trình tổ chức xét tuyển, thi tuyển

2.1. Hồ sơ xét tuyển, thi tuyển

          Hồ sơ xét tuyển, thi tuyển gồm:

- Hồ sơ đăng ký dự thi theo mẫu quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bảng đăng ký xét tuyển vào Đại học Đà Nẵng (download trên trang web tuyển sinh của ĐHĐN tại địa chỉ http://ts.udn.vn).

2.2. Thời gian, phương thức nhận hồ sơ

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, thi tuyển, vào Đại học Đà Nẵng theo thời gian quy định của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Phương thức nhận hồ sơ xét tuyển, thi tuyển, vào Đại học Đà Nẵng theo phương thức nhận hồ sơ của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

2.3. Thời gian thi các môn năng khiếu

Thời gian thi các môn năng khiếu theo thời gian quy định của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

2.4. Thời gian công bố kết quả xét tuyển, thi tuyển

Sau khi có kết quả thi tuyển, Đại học Đà Nẵng công bố các kết quả xét tuyển, thi tuyển, cùng lúc với công bố kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức.

2.5. Chính sách ưu tiên

Các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực được cộng điểm ưu tiên  theo qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

2.6. Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí tuyển sinh được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh

Việc tổ chức thi tuyển theo kỳ thi chung kết hợp với xét tuyển một số ngành và thi tuyển các môn năng khiếu như đề xuất trong phương án nhằm thu hút sự quan tâm của thí sinh và giúp nhà trường lựa chọn được thí sinh có năng lực phù hợp ngành đào tạo. Sinh viên trúng tuyển đảm bảo đủ điều kiện về kiến thức văn hóa thông qua mức sàn tối thiểu về kết quả học tập ở phổ thông tương đối cao.

Ưu điểm:

- Lựa chọn được sinh viên có năng lực phù hợp với ngành đào tạo.

- Phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.

- Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh PTTH.

Nhược điểm:

- Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển nên tồn tại số ảo khi xét tuyển.
4. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh

4.1 Về nhân lực: Đội ngũ giảng viên cơ hữu đến ngày 21/12/2013

Học hàm, học vị

Tổng số

Giáo sư

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Số lượng

1549

03

66

266

926

4.2 Cơ sở vật chất: đến ngày 31/12/2013

Hạng mục

Diện tích xây dựng (m2)

a) Hội trường, giảng đường, phòng học các loại

93690

b) Thư viện, trung tâm học liệu

15738

c) Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà tập đa năng, xưởng thực tập

26913

Tổng

136341

Đại học Đà Nẵng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất quy định tại Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chuẩn bị thi

Đại học Đà Nẵng thành lập Hội đồng tuyển sinh và các Ban giúp việc tổ chức công tác tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 của Đại học Đà Nẵng sẽ chỉ đạo việc tổ chức các đợt tuyển sinh năm 2014, bao gồm các đợt thi trong kỳ chung do Bộ GD&ĐT tổ chức và tuyển sinh riêng. Ban Đề thi sẽ chỉ đạo trực tiếp công tác ra đề thi riêng các môn năng khiếu, in sao đề thi chung theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Thông tin chi tiết về kỳ thi tuyển sinh sẽ được thông báo bằng văn bản đến các Sở Giáo dục và Đào tạo, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang web của Đại học Đà Nẵng (www.udn.vn) và các trường thành viên. Thông tin về tuyển sinh riêng được in trên tờ rơi và gửi đến các trường PTTH trong khu vực vaf casc Tỉnh Thành trong cả nước. Ngoài ra, mục Tư vấn tuyển sinh trực tuyến của Đại học Đà Nẵng tại địa chỉ http://ts.udn.vn sẽ giải đáp kịp thời các thắc mắc của thí sinh, phụ huynh trước và sau các đợt thi tuyển sinh.

2. Ra đề thi các môn thi năng khiếu

Môn Vẽ mỹ thuật thi vẽ theo mẫu vật được bố trí sẵn tại phòng thi.

Môn Năng khiếu (đối với tuyển sinh ngành Giáo dục mầm non) thi 3 phân môn gồm: Đọc diễn cảm, Kể chuyện, Hát.

3. Chấm thi

Việc tổ chức chấm thi các môn năng khiếu được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Công tác hậu kiểm

Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh trúng tuyển được Đại học Đà Nẵng chuyển về cơ sở đào tạo. Các trường thành viên có trách nhiệm kiểm tra các minh chứng xác nhận các chính sách ưu tiên, đối chiếu kết quả học tập thí sinh đã khai báo trong Bảng đăng ký xét tuyển vào Đại học Đà Nẵng với học bạ phổ thông trung học của thí sinh. Trường hợp phát hiện thí sinh khai báo sai, thí sinh sẽ được xử lý theo quy định.

5. Công tác khác

Các công tác liên quan đến kỳ thi bao gồm: thanh tra, giám sát quá trình tổ chức thi, chấm thi; phúc khảo và kiểm tra việc phúc khảo; công bố kết quả tuyển sinh; triệu tập thí sinh trúng tuyển; công tác đảm bảo an toàn cho kỳ thi; công tác tài chính v.v được thực hiện theo các quy định hiện hành trong tuyển sinh.

IV. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT:

1. Lộ trình:

Năm 2014: Thực hiện thi như đã trình bày trong mục II của Đề án này.

Năm 2015 – 2016: Tổ chức rút kinh nghiệm, nghiên cứu tiếp tục tăng cường quy mô và đa dạng hình thức tuyển sinh riêng.

Năm 2017: Tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh Cao đẳng, Đại học vào các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng

2. Cam kết:

- Tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Nhà Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, ĐH Đà Nẵng tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề xuất cụ thể các ngành tuyển sinh riếng năm 2015-2016.
Trên đây là Đề án tuyển sinh Cao đẳng, Đại học hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 của Đại học Đà Nẵng.

Đại học Đà Nẵng kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và phê duyệt.

Trân trọng.

                                                                                GIÁM ĐỐC

                                                                   PGS.TS. TRẦN VĂN NAM

Phụ lục 1 

Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn 

1. Việc tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuân thủ theo các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

2. Tổ chức xét tuyển và thi tuyển tuân thủ theo các quy định tại mục I, II của đề án.

3. Đại học Đà Nẵng tiếp tục cập nhật các văn bản hướng dẫn, biểu mẫu lên trang web tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng tại địa chỉ http://ts.udn.vn.

Phụ lục 2

Các ngành tuyển sinh đào tạo của Đại học Đà Nẵng năm 2014  

TT

Ngành học

Mã ngành

Khối thi

Ghi chú

DDN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐH:

CĐ:

LTĐH:

LTCĐ:

I

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

1

Sư phạm kỹ thuật công nghiệp

D140214

A, A1

2

Công nghệ sinh học

D420201

A

3

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

4

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

D510105

A, A1

5

Công nghệ chế tạo máy

D510202

A, A1

6

Quản lý công nghiệp

D510601

A, A1

7

Kỹ thuật cơ khí

D520103

A, A1

8

Kỹ thuật cơ - điện tử

D520114

A, A1

9

Kỹ thuật nhiệt

D520115

A, A1

10

Kỹ thuật tàu thủy

D520122

A, A1

11

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

A, A1

12

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

A, A1

13

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

A, A1

14

Kỹ thuật hóa học

D520301

A

15

Kỹ thuật môi trường

D520320

A

16

Kỹ thuật dầu khí

D520604

A

17

Công nghệ thực phẩm

D540101

A

18

Kiến trúc

D580102

V2

Thi Toán A (kỳ thi chung)

+ Năng khiếu (đề thi riêng)

+ Văn TB

19

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

A, A1

20

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

D580205

A, A1

21

Kỹ thuật xây dựng

D580208

A, A1

22

Kỹ thuật tài nguyên nước

D580212

A, A1

23

Kinh tế xây dựng

D580301

A, A1

24

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

A

25

Các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế

A

Chương trình tiên tiến

- Điện tử Viễn thông (chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử)

A, A1

- Điện tử Viễn thông (chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông)

A, A1

- Hệ thống nhúng

A, A1

Chương trình đào tạo Kỹ sư Chất lượng cao Việt – Pháp:

3 ngành: Kỹ thuật Cơ khí - Chuyên ngành Sản xuất tự động,

Kỹ thuật Điện - Chuyên ngành Tin học công nghiệp,

Công nghệ thông tin - Chuyên ngành Công nghệ phần mềm

A, A1

II

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

1

Kinh tế, gồm:

D310101

A,A1,D1-4

2

Quản lý Nhà nước

D310205

C

- 10 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

3

Quản trị kinh doanh

D340101

A,A1,D1- 4

4

Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

A,A1,D1- 4

5

Quản trị khách sạn

D340107

A,A1,D1- 4

6

Marketing

D340115

A,A1,D1- 4

7

Kinh doanh quốc tế

D340120

A,A1,D1- 4

8

Kinh doanh thương mại

D340121

A,A1,D1- 4

9

Tài chính - Ngân hàng

D340201

A,A1,D1- 4

10

Kế toán

D340301

A,A1,D1- 4

11

Kiểm toán

D340302

A,A1,D1- 4

12

Quản trị nhân lực

D340404

A,A1,D1- 4

13

Hệ thống thông tin quản lý

D340405

A,A1,D1- 4

14

Luật

D380101

A,A1,D1- 4

15

Luật kinh tế

D380107

A,A1,D1- 4

16

Thống kê

D460201

A,A1,D1- 4

III

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

1

Sư phạm tiếng Anh gồm:

D140231

D1

2

Sư phạm tiếng Pháp

D140233

D1, D3

3

Sư phạm tiếng Trung Quốc

D140234

D1, D4

4

Ngôn ngữ Anh

D220201

D1

5

Ngôn ngữ Nga

D220202

D1, D2, A1

6

Ngôn ngữ Pháp

D220203

D1, D3

7

Ngôn ngữ Trung Quốc

52220204

D1, D4

8

Ngôn ngữ Nhật

D220209

D1, D6

9

Ngôn ngữ Hàn Quốc

D220210

D1

10

Quốc tế học

D220212

A1,D1

11

Đông Phương học

D220213

A1,D1

12

Ngôn ngữ Thái Lan

D220219

A1,D1

IV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

A

Các ngành đào tạo đại học:

1

Giáo dục Mầm non

D140201

M

Thi Toán D (kỳ thi chung)

+ Văn D (kỳ thi chung) +

Năng khiếu (đề thi riêng)

2

Giáo dục Tiểu học

D140202

D1

3

Giáo dục Chính trị

D140205

C, D1

4

Sư phạm Toán học

D140209

A, A1

5

Sư phạm Tin học

D140210

A, A1

6

Sư phạm Vật lý

D140211

A

7

Sư phạm Hoá học

D140212

A

8

Sư phạm Sinh học

D140213

B

9

Sư phạm Ngữ văn

D140217

C

10

Sư phạm Lịch sử

D140218

C

11

Sư phạm Địa lý

D140219

C

12

Việt Nam học

D220113

C, D1

13

Lịch sử

D220331

C, D1

14

Văn học

D220330

C, D1

15

Văn hoá học

D220340

C, D1

16

Tâm lý học

D310401

B, C

17

Địa lý học

D310501

C, D1

18

Báo chí

D320101

C, D1

19

Công nghệ sinh học

D420201

B

20

Vật lý học

D440102

A, A1

21

Hóa học

D440112

A

22

Địa lý tự nhiên

D440217

A, B

23

Khoa học môi trường

D440301

A

24

Toán ứng dụng

D460112

A, A1

25

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

26

Công tác xã hội

D760101

C, D1

Quản lý tài nguyên và môi trường

D850101

B

B

Các ngành đào tạo cao đẳng:

28

Sư phạm Âm nhạc

C140221

N

V

PHÂN HIÊU ĐHĐN TẠI KONTUM

A

Các ngành đào tạo đại học:

1

Giáo dục Tiểu học

D140202

D1

2

Quản trị kinh doanh

D340101

A, A1, D1

- 25 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

A, A1, D1

- 25 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

4

Kinh doanh thương mại

D340121

A, A1, D1

- 25 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

5

Kế toán

D340301

A, A1, D1

- 25 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

6

Kiểm toán

D340302

A, A1, D1

- 25 chỉ tiêu thi chung

- 25 chỉ tiêu xét tuyển riêng

7

Công nghệ thông tin

D480201

A, A1

8

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

A, A1

9

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

D580205

A, A1

10

Kinh tế xây dựng

D580301

A, A1

B

Các ngành đào tạo cao đẳng:

1

Kế toán

C340301

A, A1, D1

2

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

C510102

A, A1

3

Công nghệ sinh học

C420201

A, B

VI

KHOA Y - DƯỢC

1

Điều dưỡng

D720501

B

VII

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ

1

Hệ thống thông tin quản lý

C340405

A, A1, D1

2

Công nghệ sinh học

C420201

A,B

3

Công nghệ Thông tin

C480201

A, A1, D1

4

Công nghệ kỹ thuật kiến trúc

C510101

A, A1,V

5

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

C510102

A, A1

6

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

C510103

A, A1

7

Công nghệ kỹ thuật giao thông

C510104

A, A1

8

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

A, A1

9

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

C510203

A, A1

10

Công nghệ Kỹ thuật ô tô

C510205

A, A1

11

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

C510206

A, A1

12

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

A, A1

13

Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông

C510302

A, A1

14

Công nghệ kỹ thuật hoá học

C510401

A,B

15

Công nghệ kỹ thuật môi trường

C510406

A,B

16

Công nghệ thực phẩm

C540102

A,B

17

Quản lý xây dựng

C580302

A, A1

VIII

TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1

Quản trị kinh doanh

C340101

A, A1, D1

2

Marketing

C340115

A, A1, D1

3

Kế toán

C340301

A, A1, D1

4

Khoa học máy tính

C480101

A, A1, D1

5

Truyền thông và mạng máy tính

C480102

A, A1, D1

6

Hệ thống thông tin

C480104

A, A1, D1

7

Công nghệ thông tin

C480201

A, A1, D1

8

Tin học ứng dụng

C480202

A, A1, D1

9

Công nghệ Kỹ thuật Máy tính

C510304

A, A1, D1

Phụ lục 3

Các ngành tuyển sinh riêng của Đại học Đà Nẵng năm 2014

TT

Ngành học

Mã ngành

Chỉ tiêu

Đơn vị

I

XÉT TUYỂN

150

1

Quản lý Nhà nước

D310205

25

Trường ĐHKT

2

Quản trị kinh doanh

D340101

25

Phân hiệu Kontum

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

25

4

Kế toán

D340301

25

5

Kiểm toán

D340302

25

6

Kinh doanh thương mại

D340121

25

Ngoài ra, các ngành xét tuyển trên vẫn tuyển sinh từ kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

với chỉ tiêu dành cho mỗi ngành như sau:

1

Quản lý Nhà nước

D310205

10

Trường ĐHKT

2

Quản trị kinh doanh

D340101

25

Phân hiệu Kontum

3

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D340103

25

4

Kế toán

D340301

25

5

Kiểm toán

D340302

25

6

Kinh doanh thương mại

D340121

25

II

THI TUYỂN CÓ MÔN THI NĂNG KHIẾU

240

1

Kiến trúc

D580102

130

Trường ĐHBK

2

Giáo dục Mầm non

D140201

110

Trường ĐHSP

Phụ lục 4

Số liệu cán bộ, giảng viên Đại học Đà Nẵng

Tính đến ngày 09/01/2014

STT

Tổng số Cán bộ, Giảng viên cơ hữu

Tổng số
CBVC

Tổng số
GV

Chức danh, trình độ chuyên môn

Trình độ khác

GS

PGS

TSKH và TS

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

1

Trường Đại học Bách khoa

608

411

01

23

104

234

201

01

68

2

Trường Đại học Kinh tế

340

253

01

12

51

147

117

01

24

3

Trường Đại học Sư phạm

380

286

01

11

47

193

110

03

27

4

Trường Đại học Ngoại ngữ

311

242

0

02

23

163

105

01

19

5

Trường Cao đẳng Công nghệ

214

150

0

0

10

79

96

02

27

6

Trường Cao đẳng CNTT

73

53

0

0

03

22

44

0

04

7

Phân hiệu ĐHĐN tại KonTum

75

53

0

0

01

20

51

02

01

8

Khoa Y Dược

26

18

0

0

03

05

14

01

03

9

Cơ quan ĐHĐN

269

83

0

12

24

63

146

02

34

Khối các Ban, Văn phòng

131

39

0

11

23

34

55

01

18

Khối các Trung tâm, Viện

138

44

0

01

01

29

91

01

16

TỔNG SỐ

2296

1549

03

60

266

926

884

13

207

Nữ

1151

736

0

06

64

466

511

08

102

Ghi chú: Số lượng TS, TSKH đã  bao gồm GS và PGS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ