“Chuyện nghề, chuyện ta”: Đam mê hay ổn định trong nghề nghiệp?

GD&TĐ - “Khi quyết định lựa chọn những nghề bị xã hội định kiến, bạn cần phải có năng lực thật sự tốt để có thể được chấp nhận”, một trong rất nhiều những quan điểm, đánh giá được đưa ra từ các diễn giả tại talkshow “Chuyện nghề, chuyện ta” vừa được tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Toàn cảnh talkshow "Chuyện nghề, chuyện ta"
Toàn cảnh talkshow "Chuyện nghề, chuyện ta"

Một trong những trọng tâm của buổi talkshow là câu chuyện “Nên hay không nên theo đuổi đam mê nghề nghiệp” hay “Liệu vào đại học có thật sự cần thiết”.

Đây là hai dấu hỏi chấm lớn mà nhiều bạn trẻ vẫn đang cố gắng giải quyết trong một xã hội còn tồn tại nhiều định kiến, quy chuẩn nhất định với vấn đề nghề nghiệp.

Bàn về điều này, nhà báo Phạm Gia Hiền nhận định: “Xã hội luôn có những quy chuẩn, nếu chúng ta không muốn đi theo những quy chuẩn đó thì năng lực của bạn phải thật sự mạnh mẽ để có thể khiến cho xã hội công nhận”.

Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lại, luôn cần có sự cân nhắc kĩ càng, tỉnh táo và phải biết chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.

Các diễn giả tham gia talkshow
Các diễn giả tham gia talkshow

Chia sẻ về vấn đề lựa chọn ổn định, an toàn hay đam mê, Viện sĩ Nguyễn Khắc Giang nhận định: “Giữa đam mê, danh vọng, tiền bạc nên có một sự cân bằng nhất định và có sự tương trợ lẫn nhau. Trong thời gian học đại học, những điều một người học được quan trọng nhất không nhất thiết phải là kiến thức, đôi khi nó có thể là những mối quan hệ tốt, những kĩ năng xã hội giúp ích cho sự nghiệp sau này”.

Còn PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng: “Định kiến không đến từ xã hội mà là do chính suy nghĩ của mỗi người, do chính bản thân họ đã chọn định kiến trước khi quyết định nghề nghiệp của mình”.

Theo cô, thang bậc đánh giá sự thành công của mỗi người là khác nhau, khó có thể so sánh người này với người khác. Cô cũng cho rằng các bậc cha mẹ nên ủng hộ cho đam mê của con cái với sự cân nhắc kĩ càng để đảm bảo cho con những điều kiện vững chắc nhất.  

Anh Đinh Quốc Phương - người sáng lập của page “Game không hay, xóa fanpage”
Anh Đinh Quốc Phương - người sáng lập của page “Game không hay, xóa fanpage”

Ngoài ra, buổi talkshow còn có sự tham gia của hai nhân vật, hai vị khách mời đặc biệt là đại diện cho những người trẻ táo bạo, dám lựa chọn con đường sự nghiệp của riêng mình và đang rất thành công trên con đường đó.

Anh Đinh Quốc Phương - người sáng lập của page “Game không hay, xóa fanpage”, hiện đang làm tại sohagame, đã rời nhà đi từ lúc 14 tuổi để theo đuổi làm game. Mặc dù chịu sự phản đối của bố mẹ và người thân nhưng với bản lĩnh, ý chí của mình, anh đã chứng minh một cách thuyết phục bằng những thành công, đóng góp cho nền công nghiệp game tại Việt Nam.

Rapper Lê Anh Đức - Richchoi
Rapper Lê Anh Đức - Richchoi

Còn Lê Anh Đức - Richchoi, một rapper trẻ tuổi nhưng luôn tâm huyết với những sản phẩm âm nhạc mình làm ra với mong muốn sẽ được mọi người biết đến, chấp nhận đúng với những giá trị nghệ thuật của chúng.

Chính những câu chuyện của hai vị khách mời trẻ cùng những chia sẻ từ các chuyên gia đã và sẽ trở thành nguồn cảm hứng, dần làm thay đổi cách nhìn nhận của nhiều người về những ngành nghề còn đang chịu định kiến trong xã hội.

Các bạn trẻ sôi nổi đặt câu hỏi cho diễn giả
Các bạn trẻ sôi nổi đặt câu hỏi cho diễn giả

Talkshow “Chuyện nghề, chuyện ta” nằm trong dự án “Chuyện nghề” được khởi động từ ngày 14/1 bởi nhóm các bạn sinh viên Chương trình Cử nhân quốc tế về Quảng cáo, PR và Truyền thông thực hiện. Talkshow có sự góp mặt của 3 diễn giả uy tín trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông, xã hội với mong muốn có thể phản ánh, khắc họa những mảnh ghép và góc nhìn đa chiều của những nghề nghiệp còn bị định kiến ở Việt Nam.

Chương trình không chỉ đề cập đến những kinh nghiệm về định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ mà còn nghiêm túc nhìn nhận các vấn đề xoay quanh những nghề như rapper, barber, những người làm trong ngành công nghiệp game - những nghề vốn còn chưa được công nhận một cách chính đáng trong xã hội hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.