Học đại học: “Chọn ngành theo đam mê cá nhân”

GD&TĐ -“Chọn ngành học và nghề nghiệp cho lương lai là điều quan trọng vì nó sẽ gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, nên mình chọn nghề theo đam mê cá nhân chứ không chịu ảnh hưởng của những người thân xung quanh” – quan điểm của sinh viên ngành IT Huỳnh Đức Duy cũng nói thay cho nhiều bạn trẻ đang đứng trước kỳ thi THPT.

Huỳnh Đức Duy (thứ 5 từ trái sang) đạt giải 3 Robodnic 2017
Huỳnh Đức Duy (thứ 5 từ trái sang) đạt giải 3 Robodnic 2017

Bên cạnh áp lực phải đạt kết quả tốt, nhiều học sinh cuối cấp ba phải gánh thêm căng thẳng với câu hỏi “chọn ngành gì”. Nhiều gia đình muốn con cái “nối nghiệp”, hay học những ngành nghề vì gia đình có người quen sẽ giới thiệu việc làm tốt sau này… mà quên xem xét về sở thích của con em.

Câu chuyện chọn trường đại học của chàng sinh viên Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT TP.HCM cũng giống nhiều bạn trẻ khác. Duy cũng đã đi qua giai đoạn đắn đo để chọn ngành, chọn trường phù hợp nhất với mình.

Chàng trai đúng chuẩn “con nhà người ta”
Vẻ ngoài thư sinh với cặp mắt kính cận nổi bật trên khuôn mặt, tính cách trầm lắng, ít ai biết Huỳnh Đức Duy lại có rất nhiều tài lẻ. Duy có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ từ trống, đàn guitar cho đến organ, piano.

Điều đặc biệt là tất cả những loại nhạc cụ này đều do Duy mày mò tự học. “Mình tự tìm hiểu, học trên mạng internet nên cũng không được bài bản như những bạn được dạy qua trường lớp. Khả năng chơi trung bình chứ cũng không quá xuất sắc” – Duy cười khiêm tốn.

Không chỉ vậy, Duy con sở hữu một bề dày thành tích nổi bật. Có thể kể đến một vài giải thưởng nổi bật như: giải 3 cuộc thi Robodnic 2017, giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật TP Đà Nẵng, giải nhì tin học trẻ quốc gia, giải 3 cuộc thi Young Makers Challenge 2017, giải 3 cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Vifotec,…

Từ đam mê công nghệ thông tin đến lựa chọn trường đại học

Là “dân chuyên tin” của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng, Duy có niềm đam mê mạnh liệt với lĩnh vực công nghệ thông tin. Ngay từ những năm cấp 2, Duy đã mày mọ tự học trên mạng.

Tại thời điểm những bạn cùng trang lứa đang mải mê chơi game, Duy lại có những thắc mắc rất khác: Vì sao họ có thể làm được những game hay như thế này? Website này hoạt động như thế nào? … Những thắc mắc ấy không ngừng thôi thức để Duy tìm tòi suy nghĩa đưa ra những câu trả lời cho riêng mình.

Lên cấp ba, Duy đã tự tìm việc làm thêm cho mình. Không như nhiều bạn khác, Duy chọn một cách làm rất khác – “Freelancer”. Với niềm đam mê công nghệ thông tin của mình, Duy chọn cách tham gia vào những dự án xây dựng website hoặc các ứng dụng trên mạng của đàn anh trong nghề.

“Việc làm freelancer giúp mình bổ sung những kiến thức chưa được học từ những người có nhiều kinh nghiệm và tiếp xúc sớm hơn với môi trường làm việc thực tế” – Duy giải thích về lý do chọn việc làm thêm của mình.

Để khi đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, Duy đã không do dự trở thành sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm. Duy chia sẻ: “Hiện tại, ở Việt Nam chỉ vài trường đại học đào tạo tốt ở lĩnh vực công nghệ thông tin.

Xét thêm những yếu tố như môi trường học tập quốc tế, giáo trình giảng dạy bằng tiếng Anh và đặc biệt là cơ hội du học nên mình đã đăng kí thi tuyển tại Đại học FPT ở TP.HCM”.

Quyết định của Duy được gia đình ủng hộ vì chính anh trai Huỳnh Minh Tú – sinh viên K11 ngành Kỹ thuật phần mềm cũng đang dần trưởng thành tại ngôi trường này.

Là người luôn biết năm bắt cơ hội, ngay khi xác định sẽ theo học, Duy đã săn cho mình học bổng 50% tại Đại học FPT. Đây là chuyện không dễ đối với nhiều bạn bạn tân sinh viên, “theo mình biết thì nhiều bạn không dám thi học bỗng vì sợ áp lực học tập nhưng bản thân mình thấy rằng đã quyết định học theo đam mê của mình thì không nên ngại khó. Thi học bổng cũng là một cách thể hiện sự quyết tâm của bản thân”.

Huỳnh Đức Duy chọn đại học FPT để viết tiếp niềm đam mê công nghệ thông tin của mình
Huỳnh Đức Duy chọn đại học FPT để viết tiếp niềm đam mê công nghệ thông tin của mình
Duy là một trường hợp điển hình của câu nói “con nhà người ta” của các bậc phụ huynh vẫn thường hay nói. Nhưng để có được điều đó là một quá trình dài tự học hỏi với niềm đam mê vô tận.

Không riêng Duy, mỗi cá nhân đêu có những ước mơ của riêng mình, điều quan trọng nhất là lựa chọn môi trường và cách thực hiện ước mơ ấy bởi hạt giống tốt cần môi trường tốt để phát 

Năm 2018, Đại học FPT tuyển sinh các chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm; An toàn thông tin; Khoa học máy tính; Quản trị kinh doanh; Quản trị khách sạn; Kinh doanh Quốc tế; Ngôn Ngữ Anh; Ngôn Ngữ Nhật; Truyền thông đa phương tiện; Thiết kế đồ họa theo hai hình thức: tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 13/5 hoặc đăng ký xét tuyển.
Kỳ thi tuyển sinh vào ngày 13/5/2018 là kỳ thi riêng với phần thi trắc nghiệm IQ, EQ, logic, tính toán… giúp học sinh kiểm tra tư duy và độ phù hợp với ngành nghề đã chọn. Đồng thời, phần thi luận g iúp học sinh thể hiện quan điểm với những vấn đề thời sự của xã hội. 
Thí sinh có điểm trung bình 3 môn trong 2 học kỳ (HK 2 lớp 11 + HK 1 lớp 12 hoặc HK 1 lớp 12 + HK 2 lớp 12) >= 7.0 điểm trở lên, xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường Đại học FPT đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của trường có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Phụ huynh và thí sinh có thể đăng ký tư vấn tại đây hoặc gọi điện đến hotline : (028) 7300 5588.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.