Chuyên gia hiến kế thực hiện Đề án 33 hiệu quả và đi vào cuộc sống

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - TS Hồ Lam Hồng chia sẻ về một số giải pháp để Đề án 33 phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống.

Một lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán khu vực miền Trung.
Một lớp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán khu vực miền Trung.

TS Hồ Lam Hồng nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Bà khẳng định, Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (CBQL GDMN) giai đoạn 2018 – 2025” (Đề án 33) là Đề án lớn mang tầm quốc gia. Mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN), góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo Việt Nam.

Điều này chứng tỏ Đảng, Chính phủ đã đánh giá cao tầm quan trọng của GDMN đối với sự phát triển trẻ em và con người Việt Nam trong tương lai; đặt đúng vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Để Đề án 33 phát huy được hiệu quả và đi vào cuộc sống, TS Hồ Lam Hồng cho rằng, cần bám vào 8 điểm mới trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 5 năm 2021 – 2025. Từ đó triển khai các chương trình hành động phù hợp. Cụ thể như:

Thứ nhất, trực tiếp đề cập đến giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, phải "Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước".

Thứ ba, phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động.

Thứ tư, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại hệ thống trường học, phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách. Đồng thời, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi để mỗi người dân đều có cơ hội thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục.

Thứ năm, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo như: thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học bắt buộc.

Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, "lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo”. Nhấn mạnh hơn yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện các khâu, các yếu tố của quá trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục.

Thứ tám, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới. Hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh.

TS Hồ Lam Hồng. Ảnh: NVCC.

TS Hồ Lam Hồng. Ảnh: NVCC.

Cũng theo TS Hồ Lam Hồng, Đề án 33 phát huy được hiệu quả khi đảm bảo tính đồng bộ của toàn hệ thống giáo dục và đào tạo, có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan phát triển GDMN như: Vụ Giáo dục Mầm non, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Vụ Pháp chế…. với hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non và các cơ sở GDMN.

Mặt khác, đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDMN theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. “Bất kì ai cũng vậy, việc học chỉ hiệu quả nếu đáp ứng đúng với nhu cầu của người học, những điều người học đang quan tâm, đang muốn học hỏi, cũng như khả năng học tập...” - TS Hồ Lam Hồng nhấn mạnh.

Từ thực tiễn trên, TS Hồ Lam Hồng cho rằng, việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của cơ sở GDMN không nên và không thể hiệu quả nếu áp đặt từ trên xuống, không xuất phát từ nhu cầu và động cơ học tập của cá nhân. Đồng thời, việc truyền cảm hứng học tập và tình yêu nghề vô cùng quan trọng trong quá trình học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.