Chọn nghề - việc làm

GD&TĐ - Bộ LĐ,TB&XH ra thông báo về việc đưa người Việt Nam đi làm việc theo chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS), kỳ thi tiếng Hàn năm 2019. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuyển lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo phương thức mới

Theo đó, từ năm nay Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc - HRD Korea sẽ áp dụng phương thức tính điểm để tuyển chọn lao động tham gia Chương trình EPS trong các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng và ngư nghiệp.

Bên cạnh yêu cầu về tiếng Hàn, phương thức tính điểm nâng cao thông qua đánh giá trình độ tay nghề, thể chất và kinh nghiệm làm việc, người đăng ký tham gia Chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm thi tiếng Hàn (EPS - TOPIK) và kiểm tra tay nghề, đánh giá năng lực.

Chỉ những người đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc.

Thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào GDNN

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam vừa phối hợp tổ chức “Tọa đàm về các quy định của pháp luật lao động và sự tham gia của doanh nghiệp trong công tác giáo dục nghề nghiệp”.

Tọa đàm là cơ hội để gần bốn mươi doanh nghiệp, hiệp hội thành viên của VCCI và các cơ sở GDNN tại TP.HCM và Đồng Nai chia sẻ kinh nghiệm trong đào tạo, phát triển kỹ năng nghề. Các đại biểu đã chỉ rõ những bất cập và không đồng bộ của pháp luật lao động trong việc triển khai nhân rộng mô hình liên kết đào tạo, đồng thời chỉ ra tính cần thiết và đề xuất giải pháp khuyến khích sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào các hoạt động GDNN.

Đây là những đóng góp quan trọng cần được xem xét, cân nhắc trong quá trình sửa đổi Bộ luật Lao động theo hướng tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN.

Hà Nội: 98,6% lao động nông thôn có việc làm thường xuyên

Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020, từ năm 2016 đến nay, TPHà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 533 nghìn lao động; xét duyệt cho vay vốn từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền hơn 2.952 tỷ đồng; tổ chức 510 phiên giao dịch việc làm với 75 nghìn lao động được tuyển dụng...

Đến nay, tỷ lệ lao động nông thôn của Hà Nội có việc làm thường xuyên đạt 98,6%, vượt mục tiêu đề ra.Hà Nội đang có 385/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí lao động có việc làm thường xuyên trong xây dựng nông thôn mới, địa phương chưa đạt tiêu chí này là xã Ba Vì, huyện Ba Vì.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.