Chọn nghề, gợi ý từ chuyên gia

GD&TĐ - Thí sinh lớp 12 trên cả nước đã chính thức đăng kí dự thi THPT quốc gia và nguyện vọng xét tuyển vào các ngành học, trường đại học, cao đẳng (từ ngày 1/4). Những lo lắng về việc chọn trường, học ngành gì của các bạn trẻ và các bậc phụ huynh là điều khó tránh khỏi.

Chọn nghề, gợi ý từ chuyên gia

Làm thế nào để lựa chọn cho mình một ngành, trường phù hợp với năng lực và sở thích là điều mà các bạn rất mong có được gợi ý từ các chuyên gia.

Trường nào, ngành gì, sao khó quá!

Tham dự Talk show “Hiểu mình, Biết nghề, Chọn trường chuẩn” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, bạn Nguyễn Tuấn Anh, học Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), đã rất phân vân khi nghĩ về chọn ngành học đại học bởi gia đình đã định hướng cho em ôn tập theo khối tự nhiên để chuẩn bị thi vào các khối ngành kỹ thuật, điện tử như anh trai.

Cũng có suy nghĩ thêm là anh trước em sau sẽ dễ dàng giúp đỡ xin được việc làm sau này. Nhưng đó là bố mẹ muốn, còn em lại thích học về công nghệ thông tin hơn vì em rất mê máy tính. Mấy ngày này, em và bố mẹ đều rất phân vân, chưa đưa ra quyết định cuối cùng cho việc chọn ngành học để đăng ký xét tuyển.

IT là top 10 nghề hot nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Dư
IT là top 10 nghề hot nhất Việt Nam. Ảnh: Ngọc Dư

Cùng chung tâm sự với Tuấn Anh, nhiều bạn học sinh lớp 12 ở các trường THPT đến dự Talk show “Hiểu mình, Biết nghề, Chọn trường chuẩn” cũng chung câu hỏi: Thích ngành học này, nhưng bố mẹ lại hướng theo ngành khác, có nên theo ý kiến bố mẹ hay theo sở thích của mình. Có bạn cho biết thay đổi suy nghĩ của mình để theo bố mẹ còn dễ, chứ lay chuyển suy nghĩ của các bậc phụ huynh là vô cùng khó vì phụ huynh khi đưa ra tính toán lại luôn đứng từ góc nhìn của cha mẹ và cho rằng, các con nhỏ tuổi, ít va chạm xã hội, hiểu biết về xu hướng ngành nghề có việc làm còn hạn chế.

Thế nên, tình trạng có bạn chọn trường, ngành theo bố mẹ rồi học được 1 – 2 năm lại bỏ theo học ngành khác không phải là hiếm.

Ông Bùi Văn Tuyến, phụ huynh em Bùi Văn Tuyên ở An Dương, Tây Hồ, bộc bạch: Cháu lớn nhà tôi cũng đã phải thay đổi ngành học sau 1 năm vào đại học. Lúc đầu cháu thích nghệ thuật, nhưng tôi lại hướng cho cháu theo học Luật, dù cháu học khá nhưng càng học càng thấy không phải sở thích của mình nên dẫn đến chán nản. Tâm sự với cháu nhiều lần, cuối cùng tôi ủng hộ cho cháu chuyển sang học nghệ thuật như mong ước.

Vẫn biết là các con rất dễ lựa chọn ngành nghề theo cảm tính, a dua theo số đông bạn bè đăng ký học cho vui, không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như cơ hội công việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cũng không phải tất cả đều như vậy, các bậc phụ huynh cần lắng nghe và chỉ nên định hướng, còn quyết định cuối cùng thì dành cho các cháu chứ đứng làm thay.

Lời khuyên của chuyên gia

Nghề lập trình viên (IT) đang được nhiều thí sinh quan tâm. Ảnh: Ngọc Dư
Nghề lập trình viên (IT) đang được nhiều thí sinh quan tâm. Ảnh: Ngọc Dư 

Tại talk show “Hiểu mình, Biết nghề, Chọn trường chuẩn”, chuyên gia Hoàng Gia Thư - Tiến sĩ Tâm lý học ứng dụng Hoa Kỳ, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Australia, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch Đại học Hà Nội, đưa ra lời khuyên: Thay vì chúng ta cố gắng thay đổi điểm yếu của mình thì chúng ta nên tập trung phát triển điểm mạnh của mình.

Nghiên cứu đã chứng minh, đầu tư vào điểm mạnh hiệu quả hơn nhiều so với cố gắng khắc phục điểm yếu. Các bạn trẻ hiểu được mình đang ở đâu, đang là ai trong quá trình toàn cầu hoá, trong cuộc cách mạng 4.0. Vậy thì bạn trẻ cần làm gì để có thể thích nghi trong môi trường thay đổi không ngừng này. Câu trả lời là phải thay đổi chính mình.

Ông Trần Trung Hiếu - CEO Top CV, đưa ra dự báo: Nghề IT có mức lương cao nhất (10,2 triệu đồng) trong top 10 ngành nghề hot nhất. Tiếp theo, là ngành kinh doanh bất động sản. Báo cáo dựa trên nghiên cứu từ gần 2 triệu ứng viên của Top CV. Hiện tại, ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng 100.000 kỹ sư mỗi năm. Thu nhập cho sinh viên mới ra trường làm trong lĩnh vực CNTT là 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Nếu có 1 - 2 năm kinh nghiệm là 10 - 15 triệu đồng/tháng, trên 3 năm kinh nghiệm có mức lương trên 1.000$/tháng với những người có khả năng làm được việc. Dự báo trong khoảng 5 - 10 năm tới có nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều ngành nghề cũ sẽ thay đổi.

Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech, chỉ ra quy trình đào tạo một lập trình viên: Người lập trình là người đi “gãi ngứa” cho các doanh nghiệp và khách hàng, do vậy chúng ta không được phép chọn công nghệ mà chúng ta phải nắm toàn diện, lập trình toàn năng.

Học tại Aptech học viên sẽ được làm 4 dự án thực tế, trong đó có 2 dự án với chuyên gia Ấn Độ, sau khi ra trường học viên có thể sẵn sàng đi làm ngay với đầy đủ những kinh nghiệm. Ở Aptech, chúng tôi không chỉ đào tạo theo xu hướng hiện tại, cụ thể là công nghệ AI mà chúng tôi đào tạo làm sao để sinh viên có thể đáp ứng mọi nhu cầu về công nghệ thông tin của các doanh nghiệp. Còn về mức lương của sinh viên, trong khoá tốt nghiệp cách đây 4 tháng của chúng tôi, mức lương của các bạn khi vừa ra trường từ 14 - 18 triệu/tháng.

Top 10 ngành nghề “hot” nhất hiện nay:
 
1- IT (lập trình viên). 
2- Kinh doanh bất động sản. 
3-Y tế. 
4- Marketing - truyền thông. 
5- Thiết kế đồ họa. 
6-  Cơ khí. 
7- Logistics. 
8- Tự động hoá. 
9- Công an - Quân đội. 
10- Du lịch - Quản lý nhà hàng/khách sạn. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.