Cặp vợ chồng Việt với startup triệu đô

Cặp vợ chồng Việt với startup triệu đô

Giảm chi phí cho logistics

Nhiều người ngạc nhiên khi biết gương mặt startup nổi đình nổi đám có tên Abivin là hai vợ chồng Phạm Nam Long và Nguyễn Hoàng Anh. Giải pháp này đã chiến thắng nhiều đội mạnh trên thế giới, đem về khoản đầu tư 1 triệu USD cho startup Abivin. 

Việc vượt qua nhiều đối thủ từ những quốc gia phát triển để giành giải thưởng của Abivin đã giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có niềm tin vững chắc hơn về lựa chọn của mình.

“Chúng tôi phát triển thuật toán tối ưu để giải quyết bài toán định tuyến đường đi. Có 1.000 đơn hàng, làm sao chúng ta có thể sinh ra một lộ trình tối ưu cho 40 người giao hàng? Mà trong đó phải thỏa mãn ít nhất 20 điều kiện khác nhau. Ví dụ như thời gian đóng mở cửa hàng khác nhau, giới hạn về trọng lượng, thể tích của các xe vận chuyển... 

Hiện nay, không có hệ thống nào giúp các doanh nghiệp quản lý quy trình vận hành trong chuỗi cung ứng của mình. Thuật toán của Abivin giúp các doanh nghiệp giải bài toán đó”, CEO Abivin Phạm Nam Long chia sẻ.

Phần mềm của Abivin yêu cầu tài xế đến tọa độ đó mới có thể check-in hoặc có OTP của cửa hàng, tránh tình trạng tài xế không đi ship hàng và báo cáo không đúng. 

Thay vì phải dành thời gian 6 tiếng đồng hồ lên kế hoạch trên giấy tờ để phân tuyến, giờ đây người điều phối đội xe chỉ mất vài phút. 

Abivin hiện có 10 khách hàng lớn, đều là các khách hàng tên tuổi như Friesland Campina (cô gái Hà Lan), P&G, Highlands Coffee, Tân Cảng Sài Gòn, Habeco, Mesa Group, ngoài ra còn có khách hàng tại Myanmar và Singapore.

Anh Long chia sẻ, qua nghiên cứu cho thấy, chi phí dành cho logistics ở Việt Nam cao hơn khoảng 5% so với chi phí trung bình của các nước trên thế giới. Nhu cầu cắt giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam được đặt ra cấp bách và xu hướng ứng dụng các phần mềm thông minh để giải quyết vấn đề đang được các nước xác định trong thời gian gần đây. Từ đó, anh bắt đầu nghiên cứu và xây dựng Avivin. 

Abivin tập hợp được một đội ngũ các kỹ sư thuật toán, trong đó có những người có kinh nghiệm làm việc tại các công ty công nghệ lớn.

Trước đây, người điều phối giao hàng tại các doanh nghiệp phải dành từ 2 đến 4 giờ đồng hồ mỗi ngày để giải bài toán này một cách thủ công. 

Với sự hỗ trợ của Abivin vRoute, người điều phối chỉ mất 5 đến 15 phút mỗi ngày để lên lộ trình giao hàng tối ưu. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giải pháp giúp phần mềm có thể tự động giải quyết được các vấn đề lặp đi, lặp lại trong quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng.

Tiết kiệm chi phí, nhân lực

Ra đời năm 2015, Abivin cung cấp phần mềm quản lý chuỗi cung ứng tối ưu vận tải, giải quyết các vấn đề trong ngành logistics truyền thống dựa trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, máy học. 

Startup này áp dụng thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng trong vài giây, giúp tiết kiệm 30 - 40% chi phí nhân lực và nhiên liệu.

Đồng sáng lập kiêm Giám đốc vận hành của Abivin Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ, mục đích của Abivin không phải là tham dự và chiến thắng ở các cuộc thi lớn, mà chỉ mong muốn được hỗ trợ, chia sẻ, cùng phát triển. Vì đây là mảng còn mới và đang phát triển, nhu cầu lớn, nên mục đích làm thế nào để phát triển thị trường, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, hành trình chinh phục Startup World Cup 2019 và chiến thắng đến như một cái duyên may vậy.

Khi bắt đầu với Abivin, đến nay đã trải qua rất nhiều khó khăn. Từ điểm nhìn của một người lãnh đạo doanh nghiệp, Hoàng Anh nhìn nhận khó khăn lớn nhất là xây dựng đội ngũ nhân sự có thể phát triển hết khả năng cũng như cống hiến và cùng công ty phát triển lên tầm cao mới. 

Để thu hút và giữ chân nhân tài, cô cho rằng điều quan trọng là phải làm thế nào để nhân viên sẵn sàng chia sẻ và tin tưởng vào tầm nhìn của công ty. Bên cạnh đó, phải cho họ cơ hội để phát triển, tạo ảnh hưởng nhất định trong công ty song song với việc bảo đảm mức lương và các chính sách hỗ trợ đủ tốt.

Một trong bốn yếu tố khiến các startup Việt thành công trong một thập kỷ qua được một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam và Đông Nam Á chỉ ra là văn hoá doanh nghiệp, tiếp đến là xây dựng và đào tạo đội ngũ.  Abivin tập trung hướng đến ứng dụng đổi mới sáng tạo vào việc vận hành, xử lý vấn đề trong chính nội bộ công ty thay vì chỉ ứng dụng vào trong sản phẩm. 

Để phát triển xa hơn phải đào tạo nhân sự và kích thích sự chia sẻ trong nội bộ. Học hỏi văn hoá Thanks God it’s Friday của Google, từ những ngày đầu tiên, Abivin cũng tổ chức một chương trình tương tự mỗi tuần để tăng khả năng nói chuyện trước đám đông cũng như trình bày ý tưởng.

Abivin được thành lập ngày 17/5/2015 bởi anh Phạm Nam Long, cử nhân ngành Khoa học Máy tính tại Trường Đại học Cambridge và thạc sĩ ngành Học máy tại Trường Đại học Bristol (Anh) và Nguyễn Hoàng Anh (Cassie Nguyen), tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Đông Nam Phần Lan về Khoa học ứng dụng. 

Năm 2015, Phạm Nam Long trở về Việt Nam sau quá trình làm việc tại Google, tiếp cận và nhận thấy rằng ngành công nghiệp logistics ở Việt Nam chưa được khai thác một cách toàn diện, trong đó nhiều vấn đề có thể giải quyết được bằng việc áp dụng các công nghệ. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.