Cải cách tư duy

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Theo thống kê, từ năm 2021 đến nay, gần 400 thủ tục hành chính, hơn 2.200 quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa.

Trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 395 quy định kinh doanh tại 52 văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện phân cấp 81 thủ tục hành chính tại 15 văn bản quy phạm pháp luật.

Phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.100 quy định và phân cấp thẩm quyền giải quyết gần 700 thủ tục hành chính; 59 nhóm thủ tục hành chính đang tập trung rà soát, đơn giản hóa.

Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số cũng đạt được những kết quả khả quan khi đã tích hợp, cung cấp hơn 4.400 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và 21/25 dịch vụ công thiết yếu. Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh.

Theo đó, có 25,9% kết quả giải quyết thủ tục hành chính được cấp bản điện tử có giá trị pháp lý để tái sử dụng, tăng 5 lần so với tháng 9/2022. Có 62,7% hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa, trong đó có 25% được số hóa toàn trình từ khâu tiếp nhận đến trả kết quả theo đúng quy định, tăng 4 lần so với tháng 9/2022...

Đây là bước tiến rất lớn trong nỗ lực cải cách, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính nhưng thực tế, thủ tục hành chính của nhiều ngành, lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phức tạp, gây khó khăn, tăng chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa, nhất là thủ tục hành chính nội bộ còn chậm; còn phát sinh một số thủ tục mới. Việc triển khai số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực còn cát cứ, cục bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí tiêu cực...

Bởi vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần tiếp tục rà soát để đơn giản thủ tục hành chính. Để thực hiện điều này, mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản 547/TTg-KSTT ngày 15/6/2023 chỉ đạo tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thực chất và nâng cao hiệu quả tư vấn chính sách cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan rà soát, đề xuất chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể để yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện; báo cáo cụ thể về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng.

Trước mắt tập trung ưu tiên các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, nhất là việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, thủ tục về đầu tư, đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính trong các ngành, lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, thuế, hải quan, điện, năng lượng, sản xuất, chế biến nông sản, xuất nhập khẩu, giáo dục đào tạo, y tế...

Về lâu dài, cần có giải pháp cải cách, đổi mới toàn diện để góp phần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đề xuất kiện toàn các tổ chức tư vấn về cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, bảo đảm trực tiếp, hiệu quả, thu gọn đầu mối...

Thực tế, vẫn còn những “điểm nghẽn” liên quan tới thủ tục hành chính. Cho nên, ngoài sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện về thể chế; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, làm rõ thẩm quyền quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng, trước tiên và mấu chốt là phải cải cách, thay đổi tư duy của cán bộ làm công việc liên quan đến thủ tục hành chính.

Vì dù các quy định có đơn giản, đầy đủ đến mấy đi chăng nữa nhưng trong quá trình thực thi không công tâm, công khai, minh bạch thì cũng sẽ lại tạo “điểm nghẽn”.

Ảnh minh họa ITN.

Nền tảng quan trọng

GD&TĐ - Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ hay mạng, mà phải là quá trình cá nhân hóa.
Minh họa/INT

Chế tài đã đủ mạnh!

GD&TĐ - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tranh chấp liên quan đến phần kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm khoảng 36% tổng số vụ tại các chung cư.
Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.