Kịch bản cách mạng màu ở Serbia, ai là người đứng sau?

GD&TĐ - Theo đại sứ Nga tại Belgrade, các thế lực nước ngoài đang từng bước thúc đẩy kịch bản lật đổ chính quyền Serbia bằng cuộc cách mạng màu âm ỉ.

Cảnh sát và người biểu tình ở Serbia.
Cảnh sát và người biểu tình ở Serbia.

Đại sứ Nga tại Serbia, ông Alexander Botsan-Kharchenko, cho biết ngòi nổ của một cuộc “cách mạng màu” tại Serbia đã được châm từ tháng 11/2024 và hiện đang cháy âm ỉ chứ không bùng nổ, nhằm lật đổ chính quyền hiện tại.

Phát biểu trên được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24.

“Các thế lực chống Serbia, chủ yếu đến từ nước ngoài, đã lợi dụng các cuộc biểu tình vì mục tiêu đê hèn của họ,” ông Botsan-Kharchenko nói.

Mục tiêu của các cuộc biểu tình

Theo lời ông Botsan-Kharchenko, mục tiêu cuối cùng của các cuộc biểu tình – mà ông cho rằng “rõ ràng được tài trợ từ nước ngoài” – là tạo lợi thế cho phương Tây trong bối cảnh các nước này không muốn hợp tác với Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic.

Dù theo định hướng Liên minh châu Âu, Tổng thống Vucic “có quan điểm hoàn toàn khác biệt, bảo vệ chủ quyền Serbia” và hành động vì lợi ích quốc gia.

Ông Botsan-Kharchenko nhấn mạnh nhà lãnh đạo Serbia “khác biệt rõ rệt với những người đứng đầu im lặng của các quốc gia Balkan và các nước nhỏ ở châu Âu, những người không có tiếng nói,” và cho rằng không thể kỳ vọng ông Vucic “rút lui khỏi hợp tác với Nga hoặc tham gia trừng phạt chống Nga, dù toàn phần hay một phần.”

Đụng độ tiếp diễn, biểu tình lan rộng nhiều thành phố

Theo Bộ Nội vụ Serbia, ngày 28/6 đã có khoảng 36.000 người tham gia một cuộc biểu tình đối lập không được cấp phép.

Khi xảy ra đụng độ, lực lượng an ninh đã phải sử dụng các biện pháp kiểm soát đám đông để đẩy người biểu tình ra khỏi các tuyến phố trung tâm. Hậu quả là 48 cảnh sát bị thương, 77 người bị bắt giữ, trong đó có một thiếu niên.

Tổng thống Aleksandar Vucic đã lên tiếng về vụ bạo loạn và cho biết chính phủ đã giành được ưu thế trong cuộc đối đầu.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình tại Serbia vẫn tiếp diễn. Trong đêm rạng sáng ngày 30/6, người biểu tình tiếp tục phong tỏa các nút giao thông trọng yếu tại thủ đô Belgrade và một số thành phố khác, dựng rào chắn và lều trại, yêu cầu thả người bị bắt, tổ chức bầu cử và dỡ bỏ khu trại ủng hộ Tổng thống Vucic gần tòa nhà Quốc hội.

Các cuộc biểu tình tương tự cũng được ghi nhận tại thành phố Novi Sad và Nis.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cây gai toàn tơ chứa nhiều hoạt chất quý ức chế tế bào ung thư.

Tiềm năng y học lớn của cây gai toàn tơ

GD&TĐ - Cây gai toàn tơ là loài thực vật được đồng bào dân tộc Mông và Thái tại vùng Tây Bắc sử dụng trong dân gian để chữa viêm, tiêu u… có tiềm năng trở thành thuốc điều trị ung thư.

Học sinh Hà Nội tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT 2018, môn Toán đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực, trí tuệ, sự tưởng tượng, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong làm việc khoa học...

ThS Dương Nhật Linh cùng sinh viên Trường ĐH Mở TPHCM. Ảnh: L.N

Ngành công nghệ sinh học có 'kén' việc làm?

GD&TĐ - Ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn tạo ra những đột phá trong lĩnh vực dược, nông nghiệp và môi trường, nhưng ngành này thường gắn liền với nỗi lo khó xin việc hoặc phải làm trái ngành.

Đoàn làm phim “Mưa đỏ” chia sẻ tại buổi showcase. Ảnh: ĐAQDND

'Mưa đỏ' chuẩn bị ra rạp

GD&TĐ - 'Mưa đỏ' là phim truyện điện ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng với kịch bản của nhà văn Chu Lai...