Biến sở thích thành nghề nghiệp thành công

GD&TĐ - Có người muốn thỏa mãn sở thích của mình thì phải tốn tiền, thậm chí phải chi ra rất nhiều tiền và thời gian. Nhưng cũng có người lại biến sở thích của mình thành việc làm, tạo ra sản phẩm và hái ra tiền.

Biến sở thích thành nghề nghiệp thành công

Tìm đâu ra sở thích thực sự?

Từ “sở thích” đối với đa số chúng ta cũng chỉ là một từ bình thường như biết bao từ khác, đâu ai nghĩ rằng nếu ta hiểu sâu xa hơn về từ đó thì nó có thể sẽ mang đến cho ta được sự thành công cho mai sau.

Sở thích nó cũng như một thú vui, một niềm đam mê mà bỗng dưng một ngày ta cảm thấy sẽ yêu thích, hứng thú hơn với công việc hay kể cả một trò chơi nào đó chứ không phải bạn thấy người khác có được niềm đam mê, sở thích riêng của họ rồi lại bắt chước và nghĩ mình cũng thích, cũng có niềm đam mê giống họ.

Không phải cứ ngay lúc sinh ra là ta đã có được sở thích, đam mê riêng của mình, mà sở thích ấy sẽ xuất hiện hay nảy ra trong đầu vào những trường hợp, những hoàn cảnh mà ta không thể biết trước. Có khi bạn đang đi chơi, đi ăn nhìn thấy hình ảnh những người đang phục vụ, quản lí nhà hàng, khách sạn, thấy những đầu bếp đang nấu nướng bày biện ra những chiếc đĩa nhìn bắt mắt, hay đang tư vấn cho khách hàng những chiếc váy, bộ quần áo đẹp đẽ khi mặc lên người họ, v.v… Chỉ là những hình ảnh cực kì đơn giản và đời thường nhưng có lẽ nó lại ám ảnh trong đầu mình, khiến mình phải nghĩ đến suốt ngày đêm, khiến mình tò mò mọi thứ về công việc ấy. Rồi cứ như vậy, chúng ta đã tìm thấy cho mình được một sở thích, một đam mê riêng.

Làm sao biến sở thích thành việc, thành tiền?

Không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm được sở thích của mình, để có thể khiến sở thích ấy thành công chắc chắn bản thân chúng ta phải có sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể mang sở thích đấy ra phục vụ xã hội. Vì đó là sở thích, là đam mê của bản thân nên chúng ta có được lợi thế rằng dù có vất vả thế nào ta cũng không dễ dàng bị đánh gục và cảm thấy mệt mỏi. Hãy đi gặp gỡ, làm quen với những người có sở thích giống như bạn, hay đi gặp gỡ với những người làm trong ngành mà bạn yêu thích, để tạo thêm động lực, củng cố đam mê của bạn và khiến bạn yêu mến công việc này hơn nữa.

Nhưng liệu trong 100 người tìm được sở thích, đam mê của mình, có chắc cả 100 người sẽ tìm đúng hay sẽ chỉ là 50 người, thậm chí ít hơn? Chắc chắn từng có rất nhiều người khi tìm ra sở thích và đam mê rồi, đã có thể nghĩ mình sẽ thành công nhưng rồi cũng trở về với con số 0. Nhưng cũng đừng vì thế mà từ bỏ, không tạo cho mình được những sở thích khác, có thể sẽ lâu nhưng hãy cố gắng tìm kiếm rồi có ngày cái gọi là “sở thích” hay “đam mê” đó sẽ lại đến với bạn.

Như trường hợp vợ của David Beckham, cô nàng Victoria đã từng đi theo đam mê cháy bỏng của cô đó là làm ca sĩ, và tất nhiên cô cũng đã thành công và đã từng có 1 nhóm nhạc có tên Spice Girl. Nhưng rồi cũng chỉ được 1 thời gian, nhóm nhạc cô tan rã, cô chuyển sang sự nghiệp hát đơn nhưng rồi cũng thất bại và bị rất nhiều người chỉ trích, chê bai khá nặng nề. Nhưng chính thất bại này đã giúp Victoria nhận ra: âm nhạc không phải niềm đam mê thực sự của cô. Bỏ ngoài tai những phản đối của dư luận trong thời gian đầu chuyển bước sang làm thời trang, Victoria Beckham cuối cùng cũng đã tạo được dấu ấn riêng và thành công rực rỡ trong lĩnh vực này.

Nếu sự nghiệp ca hát không thất bại, có thể Victoria đã không bao giờ trở thành nhà thiết kế thời trang. Đôi khi thất bại có thể đẩy bạn đến gần hơn với niềm đam mê đích thực của mình. Vì thế, khi có gì đó chẳng thành công, bạn đừng nên buồn mãi vì nó. Thay vào đó, hãy nghĩ về những kế hoạch khác và theo đuổi những đam mê khác.

Biến sở thích thành nghề nghiệp thành công ảnh 1Biến sở thích thành nghề nghiệp thành công ảnh 2Biến sở thích thành nghề nghiệp thành công ảnh 3

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ