Bạn biết gì về tế bào gốc máu cuống rốn?

GD&TĐ - Mới đây, Trung tâm tế bào gốc máu cuống rốn thuộc bệnh viện Phụ sản Trung ương chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước phát triển mới trong ứng dụng công nghệ trị liệu bằng tế bào gốc. Sự kiện này được các thai phụ rất quan tâm.

Bạn biết gì về tế bào gốc máu cuống rốn?

Nhiều người vẫn nghĩ những sản phẩm của dây rốn, bánh nhau là những sản phẩm “bỏ đi”, thậm chí được coi là “rác thải y tế”. Nhưng thực tế, trong dây rốn chứa rất nhiều tế bào gốc.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé.

Chính vì vậy, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được coi như một hình thức "bảo hiểm sinh học".

Ban biet gi ve te bao goc mau cuong ron?

Tế bào máu cuống rốn được sử dụng để điều trị một số bệnh hiểm nghèo

Tế bào gốc máu cuống rốn có thể sử dụng để điều trị 80 bệnh lý như ung thư máu, rối loạn máu không ác tính, rối loạn chuyển hóa hoặc hệ miễn dịch... Trong tương lai, tế bào này còn có thể dùng để điều trị cho những bệnh nhân ung thư tạng đặc như: Ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào thần kinh đã cho những kết quả bước đầu khả quan. Nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành trong việc ứng dụng điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ, carcinoma ở thận, ung thư tế bào nhỏ ở phổi,…

Nhìn chung, ngoài những bệnh lý ác tính, tế bào gốc hệ tạo máu điều trị hiệu quả những bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh khác nữa, ví dụ: Thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis, ....

Trên thế giới đã có nhiều ngân hàng máu cuống rốn được thành lập. Hiện nay ở Việt Nam ngoài bệnh viện Phụ sản Trung ương còn có 4 nơi nhận lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem và Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM.

Các cách tách lấy tế bào gốc máu cuống rốn

Có 2 cách để tách em bé ra khỏi bánh nhau:

- Một là khi bánh nhau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được lấy luôn từ dây rốn.

- Hai là sau xổ nhau sẽ treo lên và lấy máu.

Việc này chỉ được phép tiến hành trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ nhau bởi nếu không máu sẽ đông, không còn tác dụng.

Sau khi lấy máu sẽ làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố.

Điều kiện để một mẫu tế bào máu cuống rốn được lưu trữ

Ban biet gi ve te bao goc mau cuong ron?

Lưu trữ tế bào máu cuống rốn được xem là cách mua "bảo hiểm sinh học" cho trẻ sau này

Tại Việt Nam, thủ tục lưu trữ máu cuống rốn không quá phức tạp, nhưng các bác sĩ vẫn cần tiến hành một số các xét nghiệm kiểm tra, để đảm bảo máu cuống rốn đạt chất lượng và đủ điều kiện lưu trữ. Sau các bước kiểm tra, bản thân trẻ sơ sinh cũng cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 6 tháng, mới có thể khẳng định hoàn toàn lượng máu cuống rốn đó có thể sử dụng sau này.

Trước khi sinh, người mẹ nên đến những nơi nhận lưu trữ tế bào gốc để được làm các xét nghiệm sức khỏe. Trong đó, người mẹ phải đảm bảo không mắc các bệnh:

- Truyền nhiễm

- Tiểu đường

- Huyết áp

- Ung thư

- Bệnh về miễn dịch

- Khi sinh con không sốt

- Không bị nhiễm trùng

Chi phí thu thập, xử lý máu cuống rốn và lưu trữ năm đầu khoảng hơn 20 triệu đồng. Sau đó, phí lưu trữ khoảng hơn 2 triệu đồng/năm.

Do chi phí cho việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn khá cao. Vì thế, các gia đình cần suy nghĩ kỹ càng xem việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn có thật cần thiết và có xứng đáng so với số tiền bỏ ra hay không trước khi thực hiện.

Theo Sức khỏe gia đình

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ