Bật mí những đồ ăn làm giảm cơn đau của người bệnh gout

GD&TĐ - Nếu bạn đang chịu đựng nhiều đau đớn, đây là các biện pháp khắc phục bệnh gout có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Bật mí những đồ ăn làm giảm cơn đau của người bệnh gout

Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi tinh thể acid uric lắng đọng trong các khớp của cơ thể, đặc biệt là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.

Ăn quả anh đào:

Anthocyanins trong quả anh đào rất tốt trong việc làm giảm lượng tinh thể acid uric trong máu, ăn nhiều quả anh đào là một cách tuyệt vời để làm giảm đau và viêm kết hợp với bệnh gout.

Bat mi nhung do an lam giam con dau cua nguoi benh gout hinh anh 1

Qủa anh đào còn gọi là cherry giúp người bệnh gout giảm đau rất hiệu quả.

Thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Arthritis and Rheumatology cho thấy những bệnh nhân ăn quả anh đào ít bị đau hơn 35% so với những bệnh nhân không ăn.

Uống thêm nước:

Thận của bạn có trách nhiệm loại bỏ axit uric trong máu khi đi tiểu. Nhưng khi bạn uống quá ít nước, chúng không thể hoạt động hiệu quả, dẫn đến tích tụ acid uric trong máu theo thời gian. Vì vậy, uống nhiều nước hơn để làm sạch chất độc trong cơ thể.

Thực tế, theo các nhà nghiên cứu tại UCLA Health, phụ nữ bị bệnh gout nên uống ít nhất 2,6 lít nước mỗi ngày, trong khi nam giới nên uống đến 3,5 lít.

Sữa ít béo: 

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa New England cho thấy những người uống sữa ít chất béo hoặc sữa chua không đường ít nhất hai lần một tuần đã giảm 48% lượng acid uric trong máu so với những người không uống sữa.

Tăng Vitamin C trong chế độ ăn uống:

Các nhà nghiên cứu tại Đại học John Hopkins nhận thấy rằng uống 500 mg vitamin C bổ sung hàng ngày trong 2 tháng làm giảm đáng kể mức acid uric trong cơ thể. Vitamin C đặc biệt tốt cho sức khoẻ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Probiotics:

Probiotics là vi khuẩn có lợi trong ruột. Và theo một nghiên cứu, việc bổ sung probiotic với loài Plantarum Lactobacilli, Brevis và Rhamnosus có thể làm giảm mức acid uric trong máu.

Tuy nhiên, quá nhiều probiotic có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy, hãy sử dụng chúng một cách thận trọng.

Theo VTCNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.