Theo Health, Cục An toàn Thực phẩm Anh đã lấy mẫu thực phẩm từ 50 hộ gia đình để đo lượng chất gây ung thư acrylamide.
Khi thu thập ý kiến của người dân, các chuyên gia thấy rằng hầu như không một ai nhận thức được nguy cơ mắc bệnh ung thư khi nấu kỹ khoai tây và nướng bánh mì trong một thời gian dài.
Các chuyên gia khuyến cáo bánh mì nướng quá chín và khoai tây chiên quá lửa có hàm lượng chất acrylamide cao. Acrylamide là một loại chất gây ung thư được tạo ra khi thức ăn được nấu trên 120 độ C. Đây là một chất hóa học tự nhiên, được tạo ra bởi phản ứng giữa axit amin và các loại đường, nước có trong khoai tây và bánh mì.
Lượng chất acrylamide có trong khoai tây và bánh mì nướng ở nhiệt độ an toàn chỉ ở có 9 mcg/kg. Nhưng trong các mẩu bánh mì cháy chứa đến 167 mcg/kg.
Mỗi kg khoai tây nướng giòn chứa 490 mcg chất acrylamide. Lượng acrylamide tăng đến 1.052 mcg khi chế biến trong thời gian dài, tăng gấp 50 lần so với cách nấu bình thường trong thời gian ngắn.
Trưởng cố vấn khoa học của FSA, Giáo sư Guy Poppy, lưu ý an toàn khi chế biến khoai tây và bánh mì nướng
- Nếu chế biến khoai tây và bánh mì tại nhà, chỉ nên nấu chúng đến khi chúng chuyển sang màu vàng nhạt là an toàn nhất.
- Nên đọc kỹ hướng dẫn chế biến các loại thực phẩm bằng lò nướng trên bao bì sản phẩm.
- Trước khi đổ khoai tây vào chiên nên luộc sơ khoai tây và lắc trong chảo để tăng diện tích bề mặt của chúng cũng là một cách để giảm thiểu lưởng chất độc sinh ra.