Âm nhạc dân tộc chờ sự đồng cảm của giới trẻ

GD&TĐ - Trong quá trình hội nhập văn hóa những trào lưu âm nhạc thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị hiếu âm nhạc của giới trẻ. 

Âm nhạc dân tộc chờ sự đồng cảm của giới trẻ

Tuy nhiên những gì đang diễn ra cho thấy, để gìn giữ vẻ đẹp âm nhạc truyền thống - những tinh hoa của dân tộc, nhiều bạn trẻ đã biết trân trọng và đang góp phần làm cho âm nhạc dân tộc có sức sống bền lâu.

Tìm chỗ đứng trong công chúng

Theo thống kê của Viện Âm nhạc, hiện nay nước ta có hơn 17.000 bài dân ca, gần 9.000 bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở diễn sân khấu và diễn xướng dân gian do 1.848 nghệ nhân hát và đàn.

Trong đó, nhạc đàn có 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại - tất cả đều mang tâm tư, khát vọng của con người vươn lên trong lao động, học tập, công tác và chiến đấu.

Song kho tàng đồ sộ đó vẫn chưa được đánh thức một cách trọn vẹn các giá trị tinh thần quý báu. Không những vậy, một bộ phận lớn giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo các thể loại âm nhạc hiện đại du nhập từ nước ngoài, mà không quan tâm đến bản sắc dân tộc đang bị hao mòn theo năm tháng.

Có một sự thật rất đáng lưu tâm, đó là trong khi nhiều người nước ngoài tìm đến Việt Nam để tìm hiểu, nghiên cứu về các dòng nhạc và nhạc cụ dân tộc, thì người Việt Nam lại đang quay lưng với những nhạc cụ mà bầu bạn quốc tế đánh giá rất cao. Biểu diễn nghệ thuật dân tộc đang ngày càng thưa vắng khán giả, còn nghệ thuật hiện đại lại thắng thế.

Bên cạnh đó, trong khi các bộ môn nghệ thuật khác, như tuồng, chèo, cải lương, bài chòi, ca Huế... được Nhà nước bao cấp một phần đáng kể, thì các loại hình ca trù, quan họ, hát xẩm, chầu văn... vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Song với duyên nghiệp và hơn hết là lòng say nghề nhiều nghệ sĩ và cả những bạn trẻ đã tìm đến và yêu tha thiết những vốn dân tộc quý báu đó.

Giới trẻ vẫn say mê âm nhạc truyền thống

Mặc dù không phải là những nghệ sĩ theo đuổi con đường nghệ thuật, nhưng bằng tình yêu với âm nhạc truyền thống, nhiều bạn trẻ đã tìm đến các bộ môn âm nhạc dân tộc để cảm nhận và trải nghiệm.

Hiện nay, việc ra đời các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc như chèo, tuồng, quan họ, ca trù, xẩm… đã không còn là hiện tượng hiếm tại các địa phương nữa.

Đặc biệt ở nhiều lễ hội, các dòng nhạc dân tộc này đã phát huy được thế mạnh trong nghệ thuật diễn xướng như hát quan họ tại Bắc Ninh, hát Xoan tại Phú Thọ.

Tại đình Hào Nam, Hà Nội vào những ngày cuối tuần, những lời ca, tiếng hát, điệu đàn của nhiều nhóm bạn trẻ vang lên mang đến một không gian tràn ngập âm nhạc dân tộc, mà những người tạo nên điều tuyệt vời ấy lại là những thanh niên không đi theo con đường chuyên nghiệp.

Chia sẻ về tâm huyết của mình với việc gìn giữ một nền âm nhạc dân tộc, nhạc sĩ Thao Giang - Giám đốc Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam - cho biết:

Tín hiệu vui trong quá trình thành lập Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc 10 năm vừa qua là trung tâm đã thu hút được đông đảo các thanh niên tới học. Số lượng các buổi biểu diễn hàng tháng tăng lên tới 10, 15 buổi.

Điều đặc biệt là những người biểu diễn không phải là nghệ nhân, mà đều là những học viên do trung tâm đào tạo ra. Song quan trọng nhất là phải tạo được cho họ sự yêu thích với các bộ môn âm nhạc truyền thống. Hiện tại, chúng tôi đã tiếp thu được các cơ sở của các nghệ nhân và đã làm mới nó để đưa âm nhạc dân tộc thực sự đi vào cuộc sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.