56,2% sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM bị rối loạn giấc ngủ: Lỗi tại Covid-19?

GD&TĐ - ĐHQG TPHCM vừa công bố kết quả nghiên cứu về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên ĐHQG TPHCM.

Một sinh viên đi tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19.
Một sinh viên đi tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19.

Nghiên cứu do Trường ĐH Quốc tế ĐHQG TPHCM thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc ĐHQG TPHCM và sự phối hợp của các trường thành viên.

PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài - Thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: 37.150 sinh viên tham gia khảo sát, trong đó có 17.969 nữ (48,4%) và 19.181 nam (51,6%). Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lý mà sinh viên phải chịu, áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%).

Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lý do trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch, mất đi nền nếp của trường học cùng những khoản hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức, cũng như đặc biệt lo lắng về sự an toàn khi phải sống trong môi trường, hoàn cảnh khó khăn hoặc nguy hiểm.

Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác tác động lên sinh viên là: Nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).

Khảo sát cũng ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt là vấn đề mà đa số các sinh viên mắc phải (chiếm 56,8%), bên cạnh mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (chiếm 56,2%). Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.

Dịch Covod-19 cũng khiến sinh viên xảy ra các vấn đề như mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, hay quên cũng như sự thay đổi tính tình trở nên cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do, tương ứng là 36,5% và 35,7%. Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong 26,7% sinh viên được khảo sát bên cạnh các vấn đề về tiêu hóa chiếm 26,3%.

Từ số liệu thu được, cuộc khảo sát cho thấy rối loạn giấc ngủ và thiếu định hướng trong học tập và cuộc sống chính là vấn đề phổ biến ở một bộ phận sinh viên ĐHQG TPHCM trong thời gian dịch bệnh bên cạnh những vấn đề về hành vi và sức khỏe khác.

Vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, sau dịch Covid-19, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên cần được tăng cường thêm, đặc biệt nên hướng tới các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến của sinh viên như: Rối loạn giấc ngủ (56,2%); Tính tình thay đổi hay cáu gắt, buồn rầu, lo lắng không rõ lý do (35,7%); Mất nhận thức thoáng qua, có những hành vi vô thức, và hay quên (36,5%).

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ