Điện thoại thông minh là thủ phạm gây rối loạn giấc ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại thông minh vào ban đêm có thể khiến người sử dụng khó chìm vào giấc ngủ.


Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại vào ban đêm khiến não ngừng sản xuất melatonin.
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại vào ban đêm khiến não ngừng sản xuất melatonin.

Chúng ta càng thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh vào ban đêm, nguy cơ rối loạn giấc ngủ càng tăng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, theo Business Insider.

Hầu hết điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay đều có màn hình phát ra ánh sáng xanh, giúp hình ảnh rõ và sáng hơn, đặc biệt khi dùng ở ngoài trời nắng. Vào ban đêm, màn hình của chúng sáng tương đương với ánh sáng ban ngày chiếu qua một cửa sổ nhỏ.

Cơ thể con người hoạt động theo chu kỳ tự nhiên, giúp họ tỉnh táo vào ban ngày và có một giấc ngủ cần thiết vào ban đêm. Nếu chúng ta nhìn vào màn hình của các thiết bị nói trên trong lúc chuẩn bị đi ngủ, ánh sáng xanh sẽ khiến bộ não nhầm lẫn như đang nhìn thấy Mặt Trời mọc vào buổi sáng. Não ngừng sản xuất melatonin, hormone đóng vai trò giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ.

Để đối phó vấn đề này, một số nhà thiết kế điện thoại di động tạo ra các ứng dụng có thể điều chỉnh ánh sáng vào ban đêm, nhằm giảm thiểu ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, tăng lượng ánh sáng màu cam giúp người dùng đỡ mỏi mắt hơn.

Để có giấc ngủ sâu vào ban đêm, chúng ta nên hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại thông minh trước khi đi ngủ để não sản xuất melatonin một cách bình thường, bằng cách dễ dàng nhất là để điện thoại xa giường ngủ.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường đoạn 'Chiến thắng Điện Biên' của bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh minh họa

Cây súng và ngòi bút

GD&TĐ - Nhà văn Hữu Mai (tên khai sinh Trần Hữu Mai), sinh 1926 tại phố Hàng Cấp, TP Nam Định, mất 2007 tại Hà Nội.