Là hoạt động ý nghĩa nhằm tìm tiếng nói chung giữa các cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc, Hội thảo đã nhận được hơn 90 báo cáo của 126 nhà nghiên cứu đến từ 20 trường ĐH sư phạm và các khoa sư phạm, các viện nghiên cứu trên toàn quốc.
Qua các vòng phản biện, ban tổ chức chọn ra 77 báo cáo xuất sắc để đăng toàn văn trong kỷ yếu của hội thảo theo 3 lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Khoa học Giáo dục.
Ở lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, các nhà nghiên cứu trẻ đã hướng trọng tâm vào nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu, tiếp thu, vận dụng những kết quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm khoa học.
Bên cạnh đó, với lĩnh vực Khoa học Xã hội, các nhà nghiên cứu đều lưu tâm đến nhiều lĩnh vực đa đạng, phong phú như: văn hóa, văn chương, lịch sử, chính trị, tâm lý, du lịch... Ngoài tính thời sự, nhân văn, nhóm công trình này còn cho thấy nỗ lực thoát ra khỏi sự khuôn khổ, tính hàn lâm của môi trường ĐH để vươn ra thế giới rộng lớn, sinh động của hiện thực cuộc sống, gắn lý luận với thực tiễn, gắn nghiên cứu chuyên sâu với các giá trị thực tiễn…
Ngoài ra, về lĩnh vực Khoa học Giáo dục, các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này không chỉ quan tâm đến đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà còn cả việc cải tiến quy trình kiểm tra, đánh giá một đơn vị kiến thức, bài học cụ thể, bởi sự nhạy bén trong nắm bắt, vận dụng chủ trương đổi mới sách giáo khoa và chương trình giáo dục hiện nay.Hội thảo là cơ hội nhằm phát huy tiềm lực nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện trao đổi chuyên môn, học thuật và hợp tác nghiên cứu khoa học cho cán bộ trẻ các trường sư phạm trên toàn quốc.
Hy vọng rằng sự gặp gỡ, liên kết trong Hội thảo này sẽ có sức lan tỏa lớn, góp phần đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo hƣớng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.