Xây dựng môi trường học tiếng Anh mở

GD&TĐ - Xây dựng cộng đồng học tập là yêu cầu cần thiết trong mọi hoạt động học tập. Đặc biệt với môn ngoại ngữ, vấn đề đặt ra hết sức bức thiết so với các môn học khác. Đó là nhận định của thầy Nguyễn Tấn Sĩ (Trường THCS Lý Tự Trọng - Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam).

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng trong giờ học tiếng Anh
Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng trong giờ học tiếng Anh

Thay đổi môi trường dạy học tiếng Anh

Thầy Sĩ cho biết: Trước đây hoạt động môn tiếng Anh thường khép kín, cách biệt từ dạy học đến sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động khác. Nhận thức được hạn chế này, Trường THCS Lý Tự Trọng đã tập trung xây dựng cộng đồng học tập tiếng Anh bằng nhiều hình thức.

Theo đó, để hỗ trợ cho việc dạy chính khóa, nhà trường tổ chức CLB tiếng Anh ở nhiều khối lớp. Nội dung sinh hoạt thường là: Tổ chức sinh hoạt, hội thi, thực hiện chuyên đề, giao tiếp, văn nghệ... Từ 30 thành viên CLB ban đầu, đến nay toàn trường đã có hơn 200 học sinh làm nòng cốt ở các khối, lớp...

Câu lạc bộ tận dụng giờ chào cờ để tổ chức các hình thức học tập, ôn tập, giao lưu tiếng Anh cho học sinh toàn trường mỗi học kỳ 1-2 lần. Nhờ thế việc học tập môn tiếng Anh được lan tỏa chiều sâu và cả chiều rộng.

Mở rộng hơn, nhà trường mời CLB của các trường THCS khác về giao lưu, cùng tham gia hội thi, tạo không khí vô cùng sôi nỗi, phấn chấn.

Giáo viên bản ngữ của các trung tâm tiếng Anh cũng được mời về để tổ chức ngoại khóa giao tiếp, tập trung nghe nói và rèn luyện kỹ năng sống... Không chỉ học sinh mà ngay cả giáo viên trong trường cũng được mở mang nhiều kinh nghiệm quý từ những hoạt động này.

Việc mở rộng cộng đồng học tập ngoại ngữ còn được quan tâm qua website của trường, website của tổ tiếng Anh với 31 weblog khác của lớp. Nhà trường sử dụng diễn đàn mạng để đố vui, viết bài, động viên phong trào giúp phong trào được nuôi dưỡng rất tốt.

Các sân chơi tiếng Anh như IOE, giải toán bằng tiếng Anh, các hội thi của những Trung tâm Anh ngữ ... cũng được nhà trường tận dụng triệt để.

"Hàng năm chúng tôi đưa gần 200 học sinh, tạo thành các nhóm nhỏ do giáo viên tiếng Anh hướng dẫn, tham quan dã ngoại và giao tiếp với người nước ngoài tại khu phố cổ Hội An (cách trường 40 km).

Tại đây học sinh sử dụng Anh ngữ, hỏi chuyện, làm quen, kết ban, ghi hình...với các du khách. Học sinh đã giảm hẳn tâm ký sợ giao tiếp, đồng thời tăng cường kỹ năng nghe và nói" - Thầy Sĩ chia sẻ.

Trợ thủ đắc lực là công nghệ thông tin

Khẳng định, nếu cơ sở vật chất không được đầu tư phù hợp, việc dạy và học sẽ khó phát huy hiệu quả, thầy Nguyễn Tấn Sĩ cho rằng, với những yêu cầu đặc thù hơn, cần đến phương tiện kết nối, âm thanh, đồ dùng dạy học trực quan nên việc đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ thông tin có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường.

Nhận thức rõ điều này, nên trong 3 năm qua, Trường THCS Lý Tự Trọng đã đầu tư trang thiết bị với trị giá hơn 2,5 tỷ đồng bằng tham mưu, xã hội hóa...

Đến nay, nhà trường có 3 hệ thống wifi, 1 phòng Lab học tiếng Anh với 40 máy, 2 phòng học CNTT với trên 60 máy và hơn 20 máy làm việc. 31 lớp học đều có đủ màn hình LCD 52 inch; 8 đèn chiếu, 1 máy chiếu thông minh; hàng chục bộ âm thanh bố trí ở tất cả các phòng học, phòng lab, hội trường, ngoài sân và các cơ động...

Nhờ vậy, việc ứng dụng CNTT đối với tổ tiếng Anh, số lượng bài dạy điện tử đạt trên 50% số tiết học chính khóa. Ngoại khóa, sinh hoạt CLB đều được bố trí phương tiện nghe nhìn.

Việc này đảm bảo cho nhu cầu cơ sở vật chất dạy học tiếng Anh và nhiều môn khác, từ đó khai thác các tiết dạy hiệu quả hơn, sâu hơn, nâng cao chất lượng cho cả người dạy và người học.

Ngoài việc yêu cầu ứng dụng CNTT như một nội dung bắt buộc đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, thầy Sĩ cho biết, trường còn yêu cầu tất cả các lớp xây dựng webblog, các tổ chuyên môn đều có webblog.

Tổ tiếng Anh với webblog của mình làm công cụ đặc thù cho việc tuyên truyền việc học tiếng Anh, chứa đựng các nguồn học liệu, nơi tổ chức các cuộc thi tiếng Anh trên mạng, những bài viết song ngữ, giáo án điện tử... Đó là trợ thủ đắc lực cho tổ và nhà trường trong xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ.

"Ngoài ra, việc khai thác các mạng xã hội như facebook, Twitle... giữa thầy cô giáo và các nhóm học sinh yêu thích tiếng Anh đã mang lại những kết quả và sự kết nối học tập của cộng đồng..." - Thầy Nguyễn Tấn Sĩ cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.