Tìm nguyên nhân khiến biến chủng Delta biến mất bí ẩn tại Nhật Bản

GD&TĐ - Làn sóng Covid-19 thứ 5 của Nhật Bản hầu như đã biến mất đột ngột đến mức một số nhà khoa học không hiểu tại sao nó lại xảy ra. Một nhóm nghiên cứu cho rằng chủng Delta đã bị tuyệt chủng tại quốc gia này.

Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang chống dịch.
Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang chống dịch.

Vào giữa tháng 8, Nhật Bản đã trải qua đỉnh điểm về số ca mắc Covid-19 với 23.000 ca mắc mới mỗi ngày. Giờ đây, con số này chỉ thấp xuống mức khoảng 170 và số người tử vong chỉ ở mức 1 con số trong tháng 11.

Nhiều người cho rằng sự sụt giảm này là do tỷ lệ tiêm chủng cao, công chúng chấp nhận đeo khẩu trang và các yếu tố khác. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự sụt giảm này rất khác biệt so với các quốc gia khác có điều kiện tương tự.

Nhà di truyền học Ituro Inoue của Viện Di truyền Quốc gia Nhật Bản cho rằng nước này có may mắn khi chứng kiến chủng Delta đã loại bỏ hầu hết các biến thể khác của virus SARS-CoV-2 trước khi tự diệt trừ chính nó. Ông ấy đã đã giải thích giả thuyết của mình với tờ Japan Times vào tuần qua.

Hiện tại ông Inoue và đồng nghiệp đang nghiên cứu các đột biến của SARS-CoV-2 và cách chúng bị ảnh hưởng bởi protein nps14 – chất rất quan trọng đối với sự sinh sản của virus.

Virus RNA, giống như virus gây ra bệnh Covid-19 có tỷ lệ đột biến rất cao, giúp chúng nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, điều này mở ra cánh cửa cho cái gọi là “thảm họa lỗi”, khi các đột biến xấu tích tụ lại và cuối cùng gây ra sự tuyệt chủng hoàn toàn của một biến thể. Protein nps14 dường như cung cấp một hình thức hiệu đính lỗi giúp bộ gen virus ở dưới ngưỡng của “thảm họa lỗi”.

Dựa trên nghiên cứu di truyền của các mẫu vật được thu thập từ tháng 6 đến tháng 10, ông Inoue tin rằng, trong trường hợp của làn sóng Covid-19 thứ 5 tại Nhật Bản, nps14 của biến thể Delta đã thất bại trong công việc trên.

Nhà nghiên cứu trên nói với tờ Japan Times: “Chúng tôi thực sự bị sốc khi thấy phát hiện này. Biến thể Delta ở Nhật Bản rất dễ lây lan và loại trừ các biến thể khác. Tuy nhiên, khi các biến thể tích tụ lại, chúng tôi tin rằng cuối cùng nó đã trở thành một loại virus bị lỗi không thể tạo ra các bản sao của chính nó”.

Lý thuyết này có thể liên quan đến chủng SARS được xác định vào năm 2003, giải thích vì sao nó không gây ra đại dịch. Tuy nhiên, điều này khó xác nhận vì đợt bùng phát đó kết thúc tương đối nhanh chóng và không dẫn đến việc thu thập dữ liệu di truyền khổng lồ cần thiết để kiểm tra giả thuyết.

Nguyên nhân khiến Nhật Bản có được sự may mắn trên hiện chưa được làm rõ. Các nước quốc gia Đông Á khác như Hàn Quốc – nơi dân số gần giống với Nhật Bản về mặt di truyền – lại không xảy ra điều tương tự.

Ngay cả khi lý thuyết về sự tuyệt chủng tự nhiên trên được xác nhận thì đây cũng chỉ là sự cứu vãn tạm thời cho Nhật Bản. Ông Inoue tin rằng các chủng mới, thành công hơn vẫn có thể tìm đường xâm nhập vào nước này, mặc dù các biện pháp kiểm dịch và kiểm soát nhập cư có thể làm chậm lại sự xuất hiện các biến thể mới ở Nhật Bản.

Trong khi đó, Tokyo đang chuẩn bị cho một làn sóng dịch mới vào mùa đông này và chuẩn bị sống chung với virus. Chính phủ Nhật Bản được cho là có kế hoạch giảm bớt các hạn chế đi lại bằng cách tăng số lượng người được phép nhập cảnh vào dất nước mỗi ngày từ 3.500 lên 5.000.

Châu Phi cũng đang gây chú ý với các nhà khoa học khi số ca Covid-19 ở đây đang giảm một cách khó lý giải.
Hiện chưa tới 6% dân số châu Phi được tiêm chủng vắc xin Covid-19 nhưng WHO lại mô tả châu lục này nằm trong số những nơi ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch. Theo đó số ca tử vong ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu, trong đó tỷ lệ này ở châu Mỹ và châu ÂU lần lượt là 46% và 29%. Số người chết ở châu Phi do Covid-19 là hơn 89.000 người.
Một số giả thuyết được đưa ra như dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 20 so với khoảng 43 ở Tây Âu. Châu Phi có tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn, người dân ở ngoài trời nhiều hơn có thể giúp họ tránh được virus tốt hơn. Ngoài ra, lý do di truyền và lịch sử nhiễm các bệnh ký sinh trùng khác cũng đang được xem xét.
Theo Indian nation

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.