Vũ khí hạt nhân suýt được sử dụng vào năm 2022?

GD&TĐ - Trong năm đầu tiên của chiến tranh toàn diện Nga - Ukraine, nguy cơ Moskva sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là có thật.

Vũ khí hạt nhân suýt được sử dụng vào năm 2022?

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ - ông William Burns cho biết thời điểm nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân là vào mùa thu năm 2022, trong cuộc phản công thành công của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Theo ông Burns, cuộc đột phá bất ngờ của Quân đội Ukraine ở phía Đông Bắc gây ra lo ngại về việc Moskva sẽ sử dụng các biện pháp cực đoan, từ đó gây ra sự đột biến trong hoạt động ngoại giao.

“Có một thời điểm vào mùa thu năm 2022, tôi tin rằng có nguy cơ thực sự về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật”, ông Burns nhận xét.

Cựu quan chức Mỹ nói thêm rằng vào cuối năm 2022, thay mặt Tổng thống Joe Biden, ông đã có cuộc trò chuyện với Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại Liên bang Nga, Sergei Naryshkin.

Tại cuộc gặp ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Burns đã giải thích với quan chức Nga về hậu quả của hành động leo ​​thang này sẽ như thế nào.

“Tôi không nghĩ chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi sự đe dọa như vậy, nhưng chúng ta phải ghi nhớ điều đó”, ông Burns nói.

TSRU.jpg
Giám đốc CIA William Burns đã cung cấp thông tin gây chấn động.

Vào tháng 3 năm 2023, kênh truyền hình CNN của Mỹ dẫn nguồn tin riêng cho biết, sau cuộc phản công của Ukraine ở miền Nam vào cuối năm 2022, Hoa Kỳ đã "chuẩn bị kỹ lưỡng" cho việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc chiến lược.

Sau đó báo chí Moskva bắt đầu lan truyền thông tin rằng Ukraine dường như có ý định sử dụng "bom bẩn" tấn công họ - điều mà các quan chức Mỹ lo ngại sẽ được sử dụng làm vỏ bọc cho một cuộc tấn công hạt nhân của đối phương.

Tiếp theo, tờ New York Times dẫn nguồn tin riêng viết rằng vào cuối năm 2022, Nhà Trắng đang xem xét các phương án ứng phó trước một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra của Nga nhằm vào Ukraine. Giới phân tích cho rằng phản ứng của Mỹ sẽ là "phi hạt nhân", nhưng "nặng nề" đối với đối phương.

Hiện tại, có những quan chức Mỹ vẫn lo ngại kịch bản trên xảy ra, bởi vậy họ vẫn đề nghị viện trợ vũ khí cầm chừng cho Kyiv để cuộc chiến trở nên "không có người chiến thắng", nhằm tránh phản ứng cực đoan từ Moskva.

Bên cạnh đó sau khi thông tin trên lọt ra, cũng cảnh báo rằng trong kịch bản xấu nhất, Kyiv có thể rút lõi lò phản ứng hạt nhân để đáp trả Moskva, khi đó thiệt hại đối với cả hai bên thực sự khó tưởng tượng.

Nga liên tục tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật cùng với Belarus.
Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Con được tự do khám phá và hòa mình với thiên nhiên, không ngại đất cát hay bị bẩn. Ảnh: NVCC.

Sáng tạo từ… 'nghịch bẩn'

GD&TĐ - Trẻ sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ.