Mỹ không thể bỏ châu Âu để xoay trục sang châu Á

GD&TĐ - Khả năng của Mỹ trong việc đối phó với áp lực cạnh tranh giữa các cường quốc phụ thuộc vào châu Âu và việc duy trì liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Mỹ không thể bỏ châu Âu để xoay trục sang châu Á

Có những thách thức an ninh quốc gia nghiêm trọng và cấp bách ở châu Á và Trung Đông, nhưng chúng chỉ có thể được giải quyết một cách hiệu quả khi nền tảng Đại Tây Dương quan trọng đối với quyền lực toàn cầu của Washington được bảo đảm.

Để đạt được mục tiêu xoay trục sang châu Á trong tương lai, Mỹ cần có chỗ đứng ở châu Âu chứ không phải ngược lại, Tạp chí Foreign Policy (FP) đưa ra nhận định này.

Ưu tiên ổn định châu Âu có vẻ bất thường khi về mặt chiến lược, Trung Quốc chắc chắn là đối thủ mạnh mẽ và nguy hiểm nhất của Hoa Kỳ.

Từ góc độ kinh tế, châu Á chiếm tỷ trọng thương mại của Mỹ nhiều hơn bất kỳ khu vực nào khác và các sự kiện ở Trung Đông đang gây tác động trực tiếp đến giá khí đốt trong năm bầu cử.

Tất cả đều biết Hoa Kỳ phải cố gắng duy trì lợi ích ở cả ba khu vực quan trọng nói trên. Tuy nhiên như các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã nhiều lần nói rõ, họ không có đủ nguồn lực để chiến đấu cùng lúc với hai nước lớn. Vì vậy, câu hỏi khu vực nào sẽ nhận được nhiều sự quan tâm nhất tiếp tục là thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách.

636019346197151449_gettyimages_541065846jpg_EAYX.jpg
Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn phải đặt ở châu Âu thay vì châu Á - Thái Bình Dương.

Câu trả lời phải là châu Âu. Lý do không nằm ở những cụm từ hời hợt về tình đoàn kết xuyên Đại Tây Dương mà nằm ở logic chiến lược rõ ràng. Nếu không có một châu Âu được củng cố, Hoa Kỳ sẽ đứng trước nguy cơ mất quyền bá chủ toàn cầu.

Theo nghĩa này, các nhà phân tích của tờ FP coi chiến tranh Ukraine là một cuộc xung đột hình thành luật pháp, mang tính tồn tại, không chỉ đối với Nga mà còn cả Hoa Kỳ, để Washington “chứng tỏ” quyền làm chủ thế giới của mình.

Cuộc đối đầu giữa Washington và Moskva trên lãnh thổ Ukraine đang trở thành vấn đề then chốt cho trật tự thế giới mới trong tương lai và ai sẽ là người "ra lệnh" cho trật tự đó. Vì vậy, dù ai lãnh đạo Nhà Trắng cũng chắc chắn không thể lùi bước.

Chính vì vậy, rõ ràng không thể nghe theo những cố vấn của chính quyền Nhà Trắng hiện nay - những người cho rằng cần phải rời châu Âu để chuyển dịch sang châu Á. Đối với Hoa Kỳ trong hình thức hiện tại, điều này có nghĩa là sự kết thúc của lịch sử đất nước trong hình thức mà họ quen nhìn thấy.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới PrSM của Mỹ.
Theo Foreign Policy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chuyến đi thực tế của học sinh Nhật Bản tại Philippines.

Người Nhật Bản du học... châu Á

GD&TĐ - Khoảng 64 nghìn người Nhật Bản đã ra nước ngoài du học vào năm ngoái, tăng gấp đôi so với một năm trước. Phần lớn lựa chọn châu Á là điểm đến.

Đại diện doanh nghiệp phỏng vấn sinh viên tại ngày hội việc làm Bách khoa 2024. Ảnh: N. Quỳnh

Doanh nghiệp vào trường 'săn' người tài

GD&TĐ - Dịp cuối năm, các doanh nghiệp tổ chức ngày hội việc làm, phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp tại trường ĐH nhằm tìm kiếm những ứng viên trẻ, tài năng.

Ảnh minh họa.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời nặng 5kg

GD&TĐ - Thai phụ 37 tuổi, mang thai lần 3 vừa được các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) mổ đẻ đón em bé gái nặng 5kg chào đời.

Caffeine - có trong cà phê, trà và ca cao - có thể tác động tích cực đến các tế bào tiền thân nội mô.

Thức uống tốt cho tim mạch

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới từ Đại học Sapienza (Italy) cho thấy, uống trà và cà phê có thể tốt cho tim mạch.