UNICEF: Nền kinh tế giàu có không phải là lời hứa về bình đẳng GD

GD&TĐ - Tài sản quốc gia cao không đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng với nền GD có chất lượng, kết luận từ một báo cáo được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm 30/10 cho biết.  

Đây là Darwin, 16 tuổi, ở Villanueva, Honduras, đổ gục trong lớp học, sau khi người bạn thân là Henry tự tử vào tháng 9/2016 do bị bắt nạt tại trường
Đây là Darwin, 16 tuổi, ở Villanueva, Honduras, đổ gục trong lớp học, sau khi người bạn thân là Henry tự tử vào tháng 9/2016 do bị bắt nạt tại trường

Ưu tiên trước hết cho trẻ thiệt thòi

Báo cáo được UNICEF thực hiện trên cơ sở kết hợp dữ liệu mới nhất từ 41 quốc gia, bao gồm các nước thành viên giàu có của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các quốc gia trong danh sách khảo sát được đánh giá về khả năng tiếp cận GD chất lượng của con em họ và sự khác biệt về hiệu suất giữa trẻ em từ mẫu giáo đến cấp tiểu học.

Theo kết quả báo cáo, một số nước có nền kinh tế thấp nhất trong khối EU, chẳng hạn như Latvia và Lithuania, lại có số liệu khảo sát thực tế về tuyển sinh mầm non cao hơn và hiệu suất đọc tương thích hơn trong số các HS của mình so với các nước có nền kinh tế phát triển hơn.

Cuộc điều tra được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Innocenti của UNICEF (UNICEF IRC). Đây là cơ quan được UNICEF thành lập để thu thập dữ liệu nhằm hỗ trợ việc vận động cho trẻ em trên toàn thế giới.

Giám đốc UNICEF IRC, TS Priscilla Idele cho biết: “Các quốc gia có thể cung cấp cho con cái mình những điều tốt nhất của cả hai thế giới: Họ có thể đạt được các tiêu chuẩn về sự xuất sắc trong GD và có sự bất bình đẳng tương đối thấp”.

Bà nói thêm rằng, các nước giàu “có thể và bắt buộc phải” tăng cường nỗ lực của mình để đảm bảo trẻ em từ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đáp ứng các tiêu chuẩn GD, vì đây là những đối tượng có nhiều khả năng tụt hậu nhất.

Tài sản quốc gia cao không đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng với nền GD có chất lượng, theo báo cáo mới nhất của UNICEF
  • Tài sản quốc gia cao không đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng với nền GD có chất lượng, theo báo cáo mới nhất của UNICEF

Cần thiết đổi mới các chương trình GD sớm

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, những điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của trẻ em (về hoàn cảnh gia đình hay sự khó khăn trong cộng đồng) dường như lại là động lực để thúc đẩy một số HS vượt trội hơn những người khác. Chẳng hạn, tỷ lệ trẻ đi học mẫu giáo ở các hộ gia đình nghèo nhất thường thấp, trong khi trẻ em nhập cư thế hệ đầu tiên lại có tinh thần đấu tranh nhiều hơn trẻ em không thuộc thế hệ di cư.

Nêu lên những thực tế nói trên, UNICEF IRC cũng đề xuất các sửa đổi cho các chương trình GD sớm, hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp để giảm chênh lệch kinh tế xã hội, đưa ra nhiều giải pháp hơn thông qua các nghiên cứu chuyên sâu và nghiêm túc hơn, nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và hiệu suất GD tổng thể ở các quốc gia.

Báo cáo của UNICEF IRC là một phần trong sáng kiến bảng Báo cáo Innocenti, được thiết kế để theo dõi và so sánh hiệu suất của các nước giàu có trong việc đảm bảo quyền của trẻ em, trong đó có quyền được GD. Nghiên cứu này nhằm giúp đảm bảo rằng tất cả các bé hoàn thành GD tiểu học và THCS, công bằng và tự do vào năm 2030 - một trọng tâm tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững 4 trong 17 mục tiêu toàn cầu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2015.

Bạo lực học đường: Điều tệ nhất của một môi trường GD

Đây là báo cáo đáng chú ý thứ hai của UNICEF trong vòng hai tháng qua về đảm bảo quyền của trẻ em. Trước đó vào đầu tháng 9, UNICEF cũng công bố một báo cáo về vấn nạn bạo lực học đường, với các nghiên cứu đo lường số lượng HS cho biết có bị bắt nạt trong suốt giai đoạn của một tháng, hoặc tham gia vào một cuộc ẩu đả trong năm trước đó, từ đó chỉ ra rằng đối với nhiều người trẻ, môi trường học không phải là một nơi an toàn, trong đó bạo lực là một trong những nguyên nhân có thể khiến một số em phải “học trong sợ hãi”.

Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF, nói rằng những sự cố này có tác động tiêu cực đến GD và hạnh phúc của HS, cho dù họ sống ở các nước giàu hay nghèo: “Mỗi ngày, HS phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, bao gồm chiến đấu, áp lực tham gia các băng nhóm, bắt nạt - cả trực tiếp và trực tuyến (qua mạng xã hội) - kỷ luật bạo lực, quấy rối tình dục và bạo lực sử dụng hung khí; từ đó dẫn đến trầm cảm, lo lắng và thậm chí tự sát. Bạo lực là một bài học khó quên mà không đứa trẻ nào cần học trong quãng đời cắp sách tới trường”.

Báo cáo chỉ ra bằng chứng về các nguy cơ cụ thể làm tăng khả năng bị tổn thương của trẻ. Chúng bao gồm khuyết tật, tình trạng nghèo cùng cực, dân tộc và tình trạng nhiễm HIV. Những người chăm sóc thể chế hoặc người di cư không đi cùng cũng dễ bị tổn thương.

Khoảng 150 triệu trẻ em trong độ tuổi 13 - 15 là nạn nhân của bạo lực từ các bạn học của mình. Ngoài việc phải đối mặt với nguy hiểm từ các bạn học, HS cũng có nguy cơ đối diện với bạo lực từ chính giáo viên: Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học đang theo học trong môi trường giáo dục mà ở quốc gia đó không cấm việc sử dụng bạo lực để kỷ luật trẻ em.

Nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng mạnh mẽ của trường học đối với cuộc sống của trẻ em và trong những trường hợp tốt nhất, có thể giúp bảo vệ trẻ em khỏi những rủi ro của lao động trẻ em, khai thác và hôn nhân trẻ em. Hệ thống GD có thể giúp các cộng đồng thúc đẩy sự gắn kết, bình đẳng và hòa bình xã hội.

Báo cáo này là một phần trong chiến dịch #ENDviolence của UNICEF, kêu gọi hành động khẩn cấp để cải thiện môi trường học đường cho HS. Điều này bao gồm các luật mới, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong các trường học, sự tham gia của cộng đồng trong việc thay đổi văn hóa lớp học và chia sẻ thực hành tốt nhất ở các quốc gia trên thế giới.

Theo News.un

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ