Những thay đổi đáng ghi nhận
Trở thành một giáo viên mầm non giỏi từng là thách thức lớn nhất của cô giáo 28 tuổi Liu Fen – người không hề được học mẫu giáo khi còn nhỏ. Tuy nhiên, năm 2016, Bộ Giáo dục Trung Quốc và Tổ chức UNICEF đã ra mắt dự án 5 năm nhằm cải thiện chất lượng của giáo dục mầm non vùng nông thôn ở Quý Châu. Mục đích của dự án là mang lại lợi ích cho 10.000 trẻ em ở 100 trường mẫu giáo tại Guiyang, Zunyi và Tongren, cũng như ở khu tự trị Qiandongnan Miao-Dong.
Chen Xuefeng, chuyên gia phát triển và giáo dục trẻ em làm việc với UNICEF cho biết, dưới dự án này, các chuyên gia giáo dục đầu đời của trẻ em thường có các khóa đào tạo tại chỗ và hỗ trợ giáo viên nông thôn.
Ngoài ra, các trung tâm tài nguyên giáo dục cũng đã được thành lập ở Tongren, cho phép các trường mẫu giáo làng chia sẻ tài liệu giảng dạy. Ví dụ, Trường Gaolouping đã xây dựng một trung tâm để chia sẻ tài nguyên giáo dục bao gồm hơn 4.000 quyển sách và các tài liệu giảng dạy khác cho 4 trường mẫu giáo lân cận. Các giáo viên cũng tổ chức các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu hàng tháng.
Cùng với môi trường mẫu giáo độc đáo, giáo viên cũng bỏ cách giảng dạy cũ, trẻ em không còn phải ngồi trật tự chỉ để tiếp thu thụ động lời dạy của cô giáo mà được tiếp cận một cách tích cực những câu chuyện được các chuyên gia biên soạn để cải thiện các kỹ năng. Cô Liu đã học được tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong sự phát triển toàn diện, nuôi dưỡng sở thích của trẻ để trẻ trở thành người hạnh phúc.
Sự khác biệt đang diễn ra
Năm 2013, Tongren đã bắt đầu một chương trình mẫu giáo làng. Thay vì xây trường mới, nhiều phòng không sử dụng của trường phổ thông, ủy ban xã đã được sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu của trẻ em.
Vào cuối năm 2017, có hơn 1.600 trường mẫu giáo ở Tongren và đa số ở những khu vực nghèo đói. Trước khi Trường làng Yelang được thành lập, chỉ có một trường mẫu giáo ở thị trấn Gaolouping. Người dân gần đó phải đưa con bằng xe máy tới trường mẫu giáo trung tâm đông đúc, hoặc phải chi khoảng 31 USD một tháng để đóng tiền xe buýt tháng. Nếu cha mẹ một bé tới làm việc ở thành phố lớn hơn thì bé đó chỉ có thể ở nhà với ông bà.
“Các trường mẫu giáo làng đã dạy khoảng 50.000 trẻ em ở các vùng nông thôn Tongren” – Giám đốc Phòng Giáo dục mầm non Tongren nói. Những con số thống kê cho thấy hơn 87% trẻ em tuổi từ 3 đến 6 ở các vùng nông thôn Tongren hiện đang học mẫu giáo. Năm 2013, con số này chỉ là 45.
Chất lượng giáo dục không chỉ do cơ sở vật chất mà còn do giáo viên quyết định, ông Zhang nói và cho biết những thay đổi tích cực đã thể hiện ở trẻ. Bà của một học sinh mầm non cho biết: “Cháu tôi thay đổi rất nhiều kể từ khi học mẫu giáo. Trước đây bé ít khi chào mọi người nhưng bây giờ bé đã cởi mở và lịch sự hơn”.