Vương quốc Anh: Trẻ em tị nạn chậm được tiếp cận giáo dục

GD&TĐ - Trẻ em tị nạn và di dân phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc tiếp cận GD sau khi đến Anh. Trong nhiều trường hợp, các trường không muốn nhận các em do lo ngại về việc giảm kết quả GCSE và ảnh hưởng đến các bảng xếp hạng trường.  

Một số trẻ tị nạn đã bị buộc phải chờ hơn một năm để có được nơi học ở Anh
Một số trẻ tị nạn đã bị buộc phải chờ hơn một năm để có được nơi học ở Anh

Tuyệt vọng tìm nơi học

Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức UNICEF, cho thấy rằng không một khu vực nào ở Anh đã đạt được mục tiêu bố trí địa điểm học trong vòng 20 ngày học cho trẻ em tị nạn trong độ tuổi đi học nhưng không có gia đình ở bên (UASC).

Đây là báo cáo đầu tiên cung cấp một bức tranh toàn quốc về kinh nghiệm GD của trẻ em đến Anh cho biết, những người trẻ đang cố gắng vào các trường trung học và GD tiếp tục đối mặt với sự chậm trễ kéo dài nhất, với tới 1/4 số trẻ phải chờ đợi nhiều hơn ba tháng cho một nơi nhập học và số thời gian trước năm học.

Một chuyên gia làm việc tại West Midlands không thể tìm được một trường học ở Birmingham sẵn sàng chấp nhận một thiếu niên mới đến. “Chúng tôi có một cậu bé đã ở đây từ năm ngoái và đang tuyệt vọng tìm nơi học. Điều này là không thể chấp nhận được. Cậu bé đã 16 tuổi, lứa tuổi học năm cuối trung học. Không có một người có trách nhiệm hay một trường học nào ở Birmingham muốn tiếp nhận người không biết tiếng Anh vào học”.

Một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết: “UASC là đối tượng trẻ em cần sự quan tâm đặc biệt. Có nghĩa là chúng được bảo vệ và được đối xử giống như bất kỳ đứa trẻ chưa trưởng thành nào khác. Điều này bao gồm việc được ưu tiên hàng đầu cho việc nhập học vào bất kỳ trường nào do nhà nước tài trợ, được bảo đảm các kế hoạch GD cá nhân và nhân viên xã hội cũng như hỗ trợ để đảm bảo các nhu cầu GD của họ được đáp ứng. Bộ GD cũng đã đóng góp 1,3 triệu bảng cho chính quyền địa phương để cải thiện khả năng tiếp cận đánh giá và GD cho những trẻ em dễ bị tổn thương này”.

Có lẽ không chỉ là nguyên nhân không biết tiếng Anh. Việc tuyển sinh phụ thuộc vào hệ thống trực tuyến khá phức tạp và thiếu chuyên môn trong chính quyền để giúp đỡ các trường hợp vắng bóng chuyên gia hỗ trợ cho đối tượng UASC cũng là rào cản lớn. Việc xác nhận nơi cư trú tạm thời của trẻ tị nạn, cũng như việc xác nhận đúng đối tượng, cũng chiếm khá nhiều thời gian.

Báo cáo của UNICEF xác định đang phổ biến tình trạng trẻ em có nhu cầu GD đặc biệt (SEN) không được hỗ trợ - chiếm hơn 1/3 trẻ em Syria đến Vương quốc Anh, do có vấn đề về khả năng tiếp nhận, giao tiếp và nhất là nơi đến của trẻ, mặc dù trẻ em Syria luôn được phân loại nhanh hơn lứa bạn bè tị nạn từ các nơi khác.

Rào cản với sự hội nhập

Tác giả của báo cáo, Catherine Gladwell, thuộc Hội đồng Hỗ trợ người tị nạn, cho biết lo ngại rằng một đứa trẻ vừa mới đến ít được học tiếng Anh, có thể làm giảm kết quả của bảng xếp hạng. Lý do là những HS đó được miễn đợt sát hạch vào trường cũng như các điều kiện về học tập của chính quyền địa phương trong hai năm đầu.

Cô Catherine Gladwell cũng nói rằng, những gì đã xảy ra ở Anh thực tế là đáng khích lệ, khi xét trong bối cảnh toàn cầu. “Trẻ em có quyền được GD bất kể tình trạng nhập cư. Vấn đề là phải quyết liệt trong việc thực hiện các chính sách. Điều đáng chú ý nhất mà chúng tôi thấy là sự nhiệt tình to lớn về việc ưu tiên GD cho những đứa trẻ này. Nếu bạn cung cấp cho trẻ em sự tiếp cận GD, đó là bạn đang cho các em một chìa khóa để mở ra tương lai đầy triển vọng”.

“Nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều thách thức, cả ở thời điểm tiếp cận cũng như trong môi trường học tập và cần thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề”, cô nói, đồng thời cho rằng một khi trẻ em tị nạn và di dân đang trong độ tuổi đi học thì có những trở ngại vô cùng lớn. Việc học tập của họ có thể bị cản trở bởi những khó khăn về sức khỏe tâm thần, có thể là bắt nạt của bạn bè, sự kỳ thị trong trường học và cả sự thiếu nhận thức cũng như vấn đề chuyên môn của một số nhân viên, giáo viên trường học trong tiếp cận với trẻ tị nạn.

Thiếu sự sẻ chia

Một giáo viên trung học nói: “Năm ngoái tôi có 5 học sinh nam 11 tuổi đều là UASC… Tôi không biết rằng, một số em đã trải qua những tổn thương lớn như vậy. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra trong đầu các em”.

“Vào ngày đầu tiên, mọi thứ đã hoàn toàn ổn, rồi có chuyện gì đó xảy ra và một trong những cậu bé đã vòng tay ôm lấy tôi và khóc”, giáo viên này chia sẻ.

Một chuyên gia GD khác đã mô tả quá trình giúp đỡ một cô bé đến từ Syria đang gánh chịu cú sốc khi phải tận mắt chứng kiến ông bà mình tự chấm dứt cuộc sống bằng cách treo cổ, để giải thoát sự bế tắc.

Không chỉ vấn đề tiếp cận HS. Áp lực tài chính đối với trường học và chính quyền địa phương, kết hợp với số lượng HS tị nạn đang cần một trường trung học mới ở vùng đất tạm cư, cũng góp phần gia tăng bất cập. Theo unicef, trong năm 2016 - 2017, số lượng UASC tăng 6% ở Anh so với năm trước, với 4.560 người được chính quyền địa phương chăm sóc vào tháng 3/2017; ở Scotland có khoảng 150 em - chủ yếu là nam giới, tuổi từ 16 - 17 và ở xứ Wales, ước tính khoảng 45 em.
Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.