Truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên: Nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích

GD&TĐ -  Mới đây,Tạp chí Thanh niên phối hợp với Tổ chức DKT tại Việt Nam, Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức Chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên với chủ đề  "Hành trình SV - OK".

Hành trình SV - OK giúp ích cho thanh niên Việt về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Hành trình SV - OK giúp ích cho thanh niên Việt về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Theo thống kê ở Việt Nam hiện nay có hơn 2 triệu sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. Giới trẻ hiện nay đang ngày càng có suy nghĩ và quan niệm cởi mở hơn trong tình yêu và tình dục. Nhiều người trẻ có quan niệm tình yêu đi liền với tình dục, sẵn sàng trao thân và chấp nhận “giải quyết” khi để lại “hậu quả” ngoài ý muốn.

Theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có gần 300.000 ca nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15 – 19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Đáng chú ý, tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên, học sinh.

Vì vậy công tác tuyền truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của thanh niên về sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AID, nạo phá thai cần có kế hoạch hành động cụ thể với sự chung tay của nhiều ban ngành, tổ chức xã hội bởi thách thức lớn nhất trong việc hạn chế tình trạng này là nhận thức, quan niệm của cộng đồng. 

Đông đảo bạn trẻ tham gia chương trình này
Đông đảo bạn trẻ tham gia chương trình này

Ông Nguyễn Toàn Thắng – Tổng biên tập Tạp chí Thanh niên – thanhnienviet.vn, Trưởng ban tổ chức chương trình cho biết: “Chương trình truyền thông sức khỏe sinh sản cho sinh viên với chủ đề "Hành trình SV - OK" với nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức cuộc thi sân khấu hóa mang thông điệp tuyên truyền tạo sự chuyển biến tích cực trong sinh viên góp phần giảm tỉ lệ nạo phá thai và các bệnh lây truyền về tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe do các câu lạc bộ, các nhóm của các trường tham gia thể hiện. Đồng thời giới thiệu sản phẩm bao cao su, thuốc phòng chống nạo phá thai, và cách sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai an toàn trong việc phòng chống nạo phá thai và các bệnh truyền nhiễm qua đường quan hệ tình dục”.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, đại diện Tổ chức DKT International tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi luôn đã và đang có những hoạt động hỗ trợ hết sức ý nghĩa đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và đặc biệt là các hoạt động nhằm giảm tỉ lệ giảm phá thai lứa tuổi vị thành niên, thanh niên tại Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức, đồng hành với các hoạt động tương tự tại một số tỉnh thành phố lớn trên cả nước như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Sơn La… Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục sứ mệnh được đồng hành cùng các bạn sinh viên trong việc nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản, cung cấp các giải pháp phòng tránh thai và các bệnh lây qua đường tình dục an toàn và hiệu quả. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của các bạn, đúng như thông điệp của chương trình “SV – OK”.

Chương trình có nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích như: Tặng áo 500 chiếc áo cho sinh viên tham dự chương trình; Chuyên gia về sức khỏe sinh sản lên trao đổi và tư vấn cho sinh viên về tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai hiện đại. Các CLB các đội, nhóm thi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản theo hình thức sân khấu hóa do các bạn tự xây dựng ý tưởng. Hoạt động phát bao cao su và thuốc tránh thai miễn phí cho sinh viên và người dân khu vực địa điểm diễn ra tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ChatGPT đang gây sốt trên toàn thế giới với khả năng giao tiếp tự nhiên và dữ liệu kiến thức khổng lồ.

Người lao động tận dụng ChatGPT

GD&TĐ - ChatGPT là nền tảng công nghệ dạng tổng hợp tri thức và được kiểm chứng - nếu biết sử dụng đúng cách có thể khai thác để phục vụ cho công việc, học tập.
Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.