Trường phổ thông Việt Nam được chọn tham gia sân chơi STEM toàn cầu

GD&TĐ - Ban Mai School là đối tác duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn là đơn vị tổ chức chương trình Global Children’s Designathon 2018 – một sân chơi STEM toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới.

Học sinh Ban Mai thuyết trình dự án STEM
Học sinh Ban Mai thuyết trình dự án STEM

Designathon là một sự kiện khoa học có ý nghĩa lớn đối với học sinh. Đây là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh được trải nghiệm, nhận thức sâu sắc về vấn đề các quốc gia đang đối mặt trên toàn cầu- đó là nạn phá rừng và những tác hại của nó tác động tiêu cực đến sự sống trên hành tinh.

Học sinh được thảo luận, chia sẻ quan điểm của mình, đưa ra những sáng kiến và giải pháp để nâng cao nhận thức trong cộng đồng, chống phá rừng và hạn chế những tác động tiêu cực, cải thiện môi trường sống.

Học sinh được tiếp cận rất nhiều kiến thức bổ ích về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống
Học sinh được tiếp cận rất nhiều kiến thức bổ ích về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống  

Tại Designathon 2018, học sinh trong độ tuổi 7-12 tuổi được giao lưu với bạn bè quốc tế, chia sẻ và lắng nghe những ý tưởng từ các điểm cầu truyền hình trên thế giới và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và trình bày dự án nghiên cứu qua các phần thi: trình bày poster, thuyết minh dự án xoay quanh chủ đề “Vấn nạn phá rừng”.

Hội đồng Ban giám khảo là các nhà khoa học có uy tín tại các trường đại học và Viện nghiên cứu chuyên ngành đánh giá và cho điểm các nhóm dự thi. Các nhóm xuất sắc nhất sẽ nhận Kỷ niệm chương Nhất, Nhì, Ba từ Ban tổ chức.

Nhóm 1: Chế tạo mô hình máy bay điều kiển từ xa gắn camera để theo dõi các hoạt động chặt phá rừng. Máy bay này chạy bằng năng lượng mặt trời, có khả năng tự tìm chỗ đỗ, sử dụng camera hồng ngoại, có vỏ ngoài chống đạn, chức năng giảm thanh để tránh bị phát hiện. Sản phẩm sử dụng chất liệu Metallic microlattice – một chất liệu nhẹ hơn sắt nhưng bền hơn sắt gấp 20 lần để làm vỏ máy bay.
Nhóm 1: Chế tạo mô hình máy bay điều kiển từ xa gắn camera để theo dõi các hoạt động chặt phá rừng. Máy bay này chạy bằng năng lượng mặt trời, có khả năng tự tìm chỗ đỗ, sử dụng camera hồng ngoại, có vỏ ngoài chống đạn, chức năng giảm thanh để tránh bị phát hiện. Sản phẩm sử dụng chất liệu Metallic microlattice – một chất liệu nhẹ hơn sắt nhưng bền hơn sắt gấp 20 lần để làm vỏ máy bay. 
Nhóm 2: Thiết kế mô hình nguyên nhân và hậu quả của nạn chặt phá rừng. Sản phẩm này để tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của vấn đề chặt phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Từ đó, xây dựng ý tưởng tạo ra chiếc máy trồng cây rừng tự động, chiếc máy này có khả năng gieo hạt, bón phân và tưới nước tự động, được điều khiển từ xa, chạy bằng pin năng lượng mặt trời.
Nhóm 2: Thiết kế mô hình nguyên nhân và hậu quả của nạn chặt phá rừng. Sản phẩm này để tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của vấn đề chặt phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Từ đó, xây dựng ý tưởng tạo ra chiếc máy trồng cây rừng tự động, chiếc máy này có khả năng gieo hạt, bón phân và tưới nước tự động, được điều khiển từ xa, chạy bằng pin năng lượng mặt trời. 
Nhóm 3: Xây dựng mô hình các trạm cứu hộ lưu động dành cho động vật của các khu vực có nguy cơ xảy ra nạn chặt phá rừng. Trạm này sẽ giúp khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại do việc hủy hoại môi trường sống của động thực vật do nạn chặt phá rừng gây ra.

Nhóm 3: Xây dựng mô hình các trạm cứu hộ lưu động dành cho động vật của các khu vực có nguy cơ xảy ra nạn chặt phá rừng. Trạm này sẽ giúp khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại do việc hủy hoại môi trường sống của động thực vật do nạn chặt phá rừng gây ra.

Nhóm 4: Thiết kế mô hình khoanh vùng rừng theo mục đích sử dụng. Mô hình này giúp mọi người có thể phân biệt được các vùng rừng với mục đích sử dụng khác nhau, tránh chặt phá rừng bừa bãi, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng sản xuất phủ xanh đất trống đồi trọc.
Nhóm 4:  Thiết kế mô hình khoanh vùng rừng theo mục đích sử dụng. Mô hình này giúp mọi người có thể phân biệt được các vùng rừng với mục đích sử dụng khác nhau, tránh chặt phá rừng bừa bãi, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng sản xuất phủ xanh đất trống đồi trọc. 
Nhóm 5: Thiết kế mô hình cảm biến âm để phân biệt được âm thành từ hoạt động của con người hay thú vật ở trong rừng, giúp gửi tín hiệu đến Trạm kiểm lâm, đưa ra những cách xử lý kịp thời để bảo vệ rừng.

Nhóm 5: Thiết kế mô hình cảm biến âm để phân biệt được âm thành từ hoạt động của con người hay thú vật ở trong rừng, giúp gửi tín hiệu đến Trạm kiểm lâm, đưa ra những cách xử lý kịp thời để bảo vệ rừng.

Nhóm 6: Sáng tạo xe thu thập lá và cành cây khô để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy, nhằm giảm việc khai thác, phá hoại rừng.

Nhóm 6: Sáng tạo xe thu thập lá và cành cây khô để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy, nhằm giảm việc khai thác, phá hoại rừng.

Thầy Đặng Xuân Chất – giáo viên hướng dẫn chia sẻ: “Designathon 2018 không chỉ chắp cánh cho những ước mơ của học sinh về những cánh rừng phủ xanh cả thế giới, mà thông qua các mô hình nghiên cứu của các con đã góp phần đưa những kiến thực thực tế trở thành giá trị cuộc sống mang lại hạnh phúc cho mọi người...”

Thông qua chương trình này, nhà trường cũng có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm về mô hình giáo dục STEM, đồng thời tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học cho học sinh, luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu của “học” qua “hành” trong giáo dục STEM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ