Trường đại học đề xuất giải pháp quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông

GD&TĐ - Ngày 18/12, tại Đà Nẵng đã khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông vì sự phát triển bền vững.

Các nhà khoa học tham gia Hội nghị Quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông vì sự phát triển bền vững (FSMaRT) năm 2022 chụp ảnh lưu niệm
Các nhà khoa học tham gia Hội nghị Quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông vì sự phát triển bền vững (FSMaRT) năm 2022 chụp ảnh lưu niệm

Hội nghị Quản lý lũ lụt và bùn cát trên lưu vực sông vì sự phát triển bền vững (FSMaRT) năm 2022 được tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng.

Đây là hội nghị quốc tế được đồng tổ chức bởi Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng và Cơ quan nghiên cứu khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biến đổi toàn cầu; Viện Nghiên cứu Phòng chống thiên tai, Nhật Bản; Cơ quan quản lý nước Nhật Bản; Cơ quan quản lý tưới tiêu Philippine; Ban quản lý tài nguyên nước quốc gia Philippine; Cục quản lý đập và vận hành hồ chứa, Philippine Trường Đại học Thủy lợi; Trường Đại học Việt Đức; Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản; Trường Đại học Isabella, Philippine; Trường Đại học Kỹ thuật, Malaysia; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

Hội nghị có sự tham gia dự của hơn 200 đại biểu đến từ 8 quốc gia. Trong đó có hơn 50 học giả hàng đầu về lĩnh vực phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Hội thảo có 52 bài báo cáo ở 7 phiên, tập trung giải quyết những vấn đề gặp phải ở cấp độ lưu vực cũng công tác vận hành hồ chứa, giảm thiểu rủi ro do thiên tai và phát triển bền vững.

Đặc biệt hội thảo có 5 bài trình bày trong phiên toàn thể của các giáo sư hàng đầu từ Việt Nam, Nhật bản, Pháp, Philippine.

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường ĐH Isabela (Philippine) trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu và trao đổi sinh viên.

Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường ĐH Isabela (Philippine) trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu và trao đổi sinh viên.

Mục đích của hội nghị quốc tế này là cung cấp một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và học giả từ các cơ quan, trường đại học và doanh nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng và nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu và sự can thiệp của con người đến ngập lụt, hạn hán, quá trình bồi lắng hồ chứa và sạt lở đất.

Ngoài ra, hội nghị này cũng sẽ là một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề thực tiễn cấp bách đang diễn ra tại các lưu vực sông trên thế giới và đặc biệt tại lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Đặc biệt, hội nghị tập trung phân tích nguyên nhân gây ngập lụt tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cũng như đề xuất giải pháp.

Hội nghị diễn ra từ ngày 18-20/12. Trong đó, ngày thứ 3 của chương trình hội thảo, các nhà khoa học sẽ đi thực tế tại các hồ chứa thủy điện, hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn, hiện trạng sạt lở sông Quảng Huế, biển Cửa Đại... để có cái nhìn cụ thể về khai thác tài nguyên nước, vận hành hồ chứa và giảm thiểu thiên tai.

Trong khuôn khổ hội thảo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường ĐH Isabela (Philippine) trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu và trao đổi sinh viên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.