Từ Cuộc thi vẽ tranh “Dinh dưỡng lành mạnh quanh em”: Duy trì hiệu quả đề án Bữa ăn học đường

GD&TĐ - Cuộc thi vẽ với chủ đề “Dinh dưỡng lành mạnh quanh em” không những khơi gợi, phát huy ý tưởng sáng tạo mà còn giúp trẻ nhận biết, yêu quý bữa ăn, nguồn thực phẩm gia đình, thầy cô chuẩn bị.

Học sinh tham gia vẽ tranh "Dinh dưỡng lành mạnh quanh em" tại Trường Tiểu cho Tô Múa, Mộc Châu, Sơn La.
Học sinh tham gia vẽ tranh "Dinh dưỡng lành mạnh quanh em" tại Trường Tiểu cho Tô Múa, Mộc Châu, Sơn La.

Những ngày cuối cùng của năm học 2021 – 2022, Trường Tiểu học Tô Múa (Mộc Châu, Sơn La) vừa hoàn thành chương trình, tổng kết năm học, vừa tổ chức Cuộc thi vẽ Dinh dưỡng lành mạnh quanh em cho học sinh.

Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Mô hình điểm Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh và sinh viên Việt Nam. Dự án này được Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức với sự hợp tác Công ty CP TT và GD SV.

Do tổ chức vào cuối năm học, cuộc thi vẽ tranh tai Trường Tiểu học Tô Múa được tổ chức cho những em nhà gần trường.

Do tổ chức vào cuối năm học, cuộc thi vẽ tranh tai Trường Tiểu học Tô Múa được tổ chức cho những em nhà gần trường.

Thời điểm đó, do nhà trường vừa dạy học, vừa phòng dịch nên chỉ có học sinh ở gần trường chính tham gia. Dù vậy, cuộc thi vẽ vẫn diễn ra sôi nổi, hào hứng. “Chúng tôi coi đây như một hoạt động ngoại khóa bổ ích để các em được thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình qua nét vẽ”, thầy Ngô Tiến Thự – Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Học sinh được thoải mái tự chọn các loại màu, chất liệu để vẽ tranh. Có em chọn bút màu, cũng có em chỉ vẽ bằng bút chì. Dù nét vẽ chưa thực sự xuất sắc, chúng tôi chỉ lựa chọn được khoảng hơn 10 bức tranh đẹp nhất để gửi đi triển lãm, nhưng giáo viên, học sinh đều hào hứng.

Ngoài hình vẽ tĩnh vật, các loại hoa quả, học sinh còn sáng tạo vẽ những gánh hàng rong, hay phiên chợ có người bày bán nhiều loại thực phẩm....

Say sưa với bút chì và cục tẩy.

Say sưa với bút chì và cục tẩy.

Trường Tiểu học Tô Múa dù thuộc xã nông thôn mới nhưng vẫn có một số bản khó khăn. Nhiều năm nay, nhà trường duy trì tổ chức bán trú cho học sinh ở cả trường chính lẫn 4 điểm lẻ với hình là bán trú dân nuôi.

Ở các điểm trường lẻ, phụ huynh chuẩn bị cơm cho vào cặp lồng để học sinh mang theo đi học. Còn ở trường chính, theo thỏa thuận phụ huynh góp tiền để nhà trường mua thức ăn, thuê người nấu để đảm bảo bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Năm học này, toàn trường có hơn 400 học sinh. Thụ hưởng dự án, có 250 học sinh ở trường chính được hỗ trợ chi phí ăn trưa bán trú và sữa học đường. Ngoài ra, nhà trường được hỗ trợ dụng cụ, đồ dùng phục vụ nấu ăn bán trú. Được cấp thực đơn phong phú, đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh và phù hợp với điều kiện cung ứng thực phẩm tại địa phương.

“Theo danh sách thực đơn này, chúng tôi tổ chức bán trú đến hết 10 tuần, sang tuần thứ 11 mới lặp lại bữa ăn cũ. Không chỉ học sinh cũng thích thú hơn với bữa ăn trưa bán trú, mà chính các cô nuôi, phụ huynh cũng học hỏi được nhiều khi làm bữa cơm cho trẻ với món ăn được thay đổi linh hoạt”, thầy Ngô Tiến Thự nói.

Miệt mài sáng tạo theo ý tưởng của mình.

Miệt mài sáng tạo theo ý tưởng của mình.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Múa cũng cho biết, sau khi dự án Mô hình điểm Bữa ăn học đường kết thúc, nhà trường vẫn tiếp tục duy trì, áp dụng những giá trị tích cực mà dự án mang lại. Trên cơ sở thực tiễn của địa phương, việc tổ chức bán trú cho trẻ sẽ được linh hoạt tổ chức. Qua đó không chỉ phát triển trí lực học sinh qua hoạt động giảng dạy, mà còn nâng cao thể chất, dinh dưỡng cho các em.

Tương tự, Trường Mầm non Sơn Ca Tam Kỳ (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) được chọn là 1 trong 10 đơn vị được can thiệp bởi Dự án Mô hình điểm Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực ho học sinh, sinh viên.

Cô Phan Thị Thuận – Hiệu trưởng nhà trường cho hay, đối với bậc mầm non, quan trọng nhất là bữa ăn an toàn, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Với dự án, nhà trường nhận được sự hỗ tợ và có thay đổi tích cực trong tổ chức bán trú cho trẻ.

Những em xuất sắc, vẽ tranh đẹp được nhận quà từ nhà tài trợ.

Những em xuất sắc, vẽ tranh đẹp được nhận quà từ nhà tài trợ.

Trong đó, hiệu quả nhất là tháp dinh dưỡng, thực đơn dành cho trẻ mà nhà trường nhận được hỗ trợ. Thực tế, trẻ càng nhỏ tuổi, độ nhạy cảm với thực phẩm càng cao mà nhiều khi giáo viên, người lớn không nắm được hết. Với sự tư vấn của các chuyên gia sau khi trực tiếp tham quan, cá bộ, nhân viên nhà trường học hỏi được thêm nhiều kiến thức về chăm sóc, dinh dưỡng trẻ em hữu ích. Trẻ cũng hợp tác, tiếp nhận những điều chỉnh từ dự án đem lại.

Cuối năm học nhà trường đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh, với sự tham gia của các bé ở 3 độ tuổi 3 -4- 5. “Dù chưa biết đọc biết viết, nhưng chúng tôi khá bất ngờ tranh vẽ của các cháu. Chủ đề, hình thức tranh vẽ còn ngô nghê, nhưng cơ bản trẻ hiểu được vấn đề cô truyền đạt và vẽ theo chủ đề dinh dưỡng, thực phẩm quanh em”, cô Thuận nói.

Niềm vui khi nhận được quà của các em học sinh.

Niềm vui khi nhận được quà của các em học sinh.

Trước đó, Trường Mầm non Sơn Ca Tam Kỳ cũng đã nhiều lần tổ chức cho trẻ vẽ tranh. Vì vậy, các em đã được làm quen và háo hức khi kỳ thi diễn ra vào cuối năm học.  Những ý tưởng sáng tạo, suy nghĩ, lăng kính trẻ thơ được thể hiện qua bức tranh vẽ gửi về cho chương trình.

Cô Thuận cũng cho biết, giá trị các hoạt động của dự án, vì vậy không chỉ tác động đến học sinh, trẻ em, mà chính giáo viên, nhà trường cũng được tập huấn, nâng cao chuyên môn và kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ. Với tiền đề nhà, Trường Mầm non Sơn ca Tam Kỳ sẽ tiếp tục duy trì, phát triển giá trị từ dự án mang lại trong những năm học tiếp theo. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ