Những ý tưởng táo bạo của học sinh tại sự kiện STEM toàn cầu

GD&TĐ - Nhiều ý tưởng táo bạo của học sinh được đánh giá cao tại sự kiện STEM toàn cầu dành cho học sinh từ 9-13 tuổi được sáng lập bởi tổ chức giáo dục Designathon Works – Hà Lan diễn ra (16/11), tại Hà Nội. Hệ thống Giáo dục Ban Mai là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn đăng cai tổ chức.

Mô hình trồng cây PCIM với mục đích lựa chọn cây trồng cho từng loại đất, tạo năng suất cao, góp phần xóa bỏ nạn đói của học sinh Ban Mai đoạt giải ba.
Mô hình trồng cây PCIM với mục đích lựa chọn cây trồng cho từng loại đất, tạo năng suất cao, góp phần xóa bỏ nạn đói của học sinh Ban Mai đoạt giải ba.

Với chủ đề Food and Climate Action (Hành động vì vấn đề lương thực và Khí hậu), cùng với đơn vị tổ chức, sự kiện còn có có sự tham gia của các trường khách mời: Trường THCS Lê Lợi – Hà Đông; Trường THCS Nguyễn Trãi – Hà Đông; Trường HaNoi Adelaide; Trường Western HaNoi.

Giải pháp cho việc chống xâm nhập mặn đối với vùng đồng bằng ven biển. Với thiết kế đa lớp: trồng cỏ, trồng cây lâu năm để giữ nước, sản xuất nông nghiệp chính và trồng lúa, nhằm giảm nồng độ muối trong đất, giúp cây trồng không bị nhiễm mặn của họa sinh Ban Mai đoạt giải ba.

Giải pháp cho việc chống xâm nhập mặn đối với vùng đồng bằng ven biển. Với thiết kế đa lớp: trồng cỏ, trồng cây lâu năm để giữ nước, sản xuất nông nghiệp chính và trồng lúa, nhằm giảm nồng độ muối trong đất, giúp cây trồng không bị nhiễm mặn của họa sinh Ban Mai đoạt giải ba.

Tại đây, học sinh các trường được giao lưu, học hỏi, rèn luyện khả năng sử dụng tiếng Anh, được thiết kế, thuyết trình về giải pháp sáng tạo do các em nghĩ ra để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường xoay quanh các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN).

Giải cứu đồ ăn thừa bằng các thiết bị máy cảnh báo, đánh thức ý thức tự giác của con người, sử dụng hình thức báo cáo bằng Vlog, kết hợp đa dạng với minh họa bằng hình ảnh “Thức ăn hạnh phúc” - học sinh Ban Mai, giải nhì.

Giải cứu đồ ăn thừa bằng các thiết bị máy cảnh báo, đánh thức ý thức tự giác của con người, sử dụng hình thức báo cáo bằng Vlog, kết hợp đa dạng với minh họa bằng hình ảnh “Thức ăn hạnh phúc” - học sinh Ban Mai, giải nhì.

Học sinh sử dụng tiếng Anh để kết nối với bạn bè quốc tế thông qua cầu truyền hình với quốc gia tổ chức sự kiện cùng múi giờ. Thành viên Ban giám khảo cho sự kiện này là những chuyên gia uy tín và nổi tiếng trong giới khoa học, nghiên cứu và học thuật.

Trường THCS Nguyễn Trãi (Giải Nhất) - với mô hình xây dựng nhà nổi cho đồng bào vùng lũ, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ việc giữ lại lương thực khi gặp thiên tai. Sản phẩm mang tính thực tiễn cao, phù hợp với hiện trạng đồng bào miền Trung thường xuyên đối diện với nguy cơ bão lụt.

Trường THCS Nguyễn Trãi (Giải Nhất) - với mô hình xây dựng nhà nổi cho đồng bào vùng lũ, chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ việc giữ lại lương thực khi gặp thiên tai. Sản phẩm mang tính thực tiễn cao, phù hợp với hiện trạng đồng bào miền Trung thường xuyên đối diện với nguy cơ bão lụt.

Trường Western School thiết kế mô hình tiết kiệm diện tích đất trồng kết hợp nuôi cá, với 2 tầng: tầng trên trồng cây, tầng dưới nuôi cá, tận dụng bơm nước từ bể cá lên tưới cây, và sử dụng chất thải từ bể cả để bón cây. (giải ba)

Trường Western School thiết kế mô hình tiết kiệm diện tích đất trồng kết hợp nuôi cá, với 2 tầng: tầng trên trồng cây, tầng dưới nuôi cá, tận dụng bơm nước từ bể cá lên tưới cây, và sử dụng chất thải từ bể cả để bón cây. (giải ba)

Nhiều nhóm sản phẩm độc đáo, táo bạo đã được các học sinh mang tới cuộc thi. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải khuyến khích.

Trường THCS Lê Lợi quận Hà Đông với mục tiêu sử dụng phương pháp thủy canh với cây trồng, nhằm hạn chế tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiêm diện tích đất trồng đã mang tới cuộc thi mô hình dàn thủy canh được thiết kế thân thiện với môi trường (giải khuyến Khích)

Trường THCS Lê Lợi quận Hà Đông với mục tiêu sử dụng phương pháp thủy canh với cây trồng, nhằm hạn chế tác hại của thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiêm diện tích đất trồng đã mang tới cuộc thi mô hình dàn thủy canh được thiết kế thân thiện với môi trường (giải khuyến Khích)

Trường Hà Nội Adelaide thiết kế hệ thống trồng rau sạch tại nhà với công cụ hỗ trợ là hệ thống tưới nước 2 tầng, có sử dụng cảm biến độ ẩm, với mục tiêu khuyến khích mọi người trồng rau sạch tại nhà nhiều hơn (giải khuyến khích)

Trường Hà Nội Adelaide thiết kế hệ thống trồng rau sạch tại nhà với công cụ hỗ trợ là hệ thống tưới nước 2 tầng, có sử dụng cảm biến độ ẩm, với mục tiêu khuyến khích mọi người trồng rau sạch tại nhà nhiều hơn (giải khuyến khích)

Nguyễn Ngọc Khánh – Lớp 3i Trường Tiểu học Ban Mai chia sẻ: “ Đây là năm thứ hai con tham gia sự kiện Global Children’s Designathon. Con cảm thấy đây là một sự kiện khoa học thực sự ý nghĩa, là nơi giúp con và các anh chị có thể trao đổi ý tưởng để cùng nhau đưa ra các sáng kiến giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Con được các anh chị hướng dẫn và tin tưởng, chỉ bảo con trong cách nghiên cứu khoa học”

Nguyễn Ngọc Khánh – Lớp 3i Trường Tiểu học Ban Mai chia sẻ: “ Đây là năm thứ hai con tham gia sự kiện Global Children’s Designathon. Con cảm thấy đây là một sự kiện khoa học thực sự ý nghĩa, là nơi giúp con và các anh chị có thể trao đổi ý tưởng để cùng nhau đưa ra các sáng kiến giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Con được các anh chị hướng dẫn và tin tưởng, chỉ bảo con trong cách nghiên cứu khoa học”

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.